Logistic khiến nông sản Việt Nam kém cạnh tranh
Chiều ngày 18/12, tỉnh Đồng Tháp tổ chức Diễn đàn “Phát triển thị trường cho ngành rau, củ, quả và giải pháp phát triển hệ thống logistics phục vụ nông nghiệp, nông thôn”. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến dự.
Phát biểu mở đầu Diễn đàn, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết năm nay, lần đầu tiên ngành rau quả Việt Nam đạt mức tăng trưởng 45% so với năm 2016, với kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 3,4 - 3,5 tỷ USD, lớn hơn nhiều tổng kim ngạch xuất khẩu gạo mặc dù diện tích trồng chỉ bằng 40%. Điều này cho thấy tiềm năng rất lớn của ngành rau quả.
Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam chỉ mới bằng 1% thị phần rau quả thế giới. Lĩnh vực này vẫn còn nhiều bất cập, tồn tại, trong đó 2 lĩnh vực yếu là chế biến và tổ chức thị trường.
Nông sản là một trong những lĩnh vực xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước. Giai đoạn 2011-2016, giá trị hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu có tỉ lệ tăng bình quân 12,7%/năm. Nếu như năm 2011, Việt Nam có 19 thị trường xuất khẩu đạt hơn 1 tỉ USD thì đến năm 2016 đã lên hơn 30 thị trường.
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính hết tháng 11/2017, giá trị xuất khẩu nông sản đã đạt 33,14 tỉ USD, tăng tới 13,8% so với cùng kỳ năm 2016. Trong năm 2017, xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam có thể đạt 36 tỉ USD, với 10 nhóm ngành hàng xuất khẩu đạt trên 1 tỉ USD. Đây là những con số kỷ lục và đáng mừng đối với ngành nông sản Việt Nam.
Tuy có nhiều tiềm năng như vậy nhưng xuất khẩu nông sản, đặc biệt là rau củ quả, vẫn còn đối mặt với nhiều trở ngại. Một trong những nguyên nhân khiến các mặt hàng nông sản Việt Nam kém cạnh tranh so với các nước xuất phát từ “huyệt tử” logistics. Theo các số liệu thống kê, Việt Nam là một trong những nước có chi phí logistics rất cao và chính điều này khiến nông sản Việt mất đi nhiều cơ hội xâm nhập vào thị trường nhiều nước.
Theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới (WB) năm 2016, Việt Nam đứng thứ 64/160 nước (năm 2014 xếp hạng 48) về mức độ phát triển logistics và đứng thứ 4 trong ASEAN sau Singapore, Malaysia, Thái Lan. Có 4 điểm khiến chỉ số năng lực logistics (LPI) Việt Nam bị tụt hạng, đó là năng lực logistics, kết cấu hạ tầng, ứng dụng công nghệ và kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa xuất nhập khẩu.
Trí thức trẻ
TIN CŨ HƠN
- Những bước đi sai lầm của Tribeco
- Thương hiệu trẻ 'đe dọa' đại gia truyền thống
- Xây dựng thương hiệu gạo như việc chăm bẵm một đứa con, nhưng kênh phân phối yếu sẽ giống như “giao trứng cho ác” vậy!
- Thị trường ô tô năm 2018 đã được định đoạt?
- Chiến lược nào cho dệt may Việt trước "sóng thần" Zara, H&M
- Chuỗi bán lẻ, dịch vụ và những tổn thất to lớn không nhìn thấy
- Cuộc dịch chuyển “chầm chậm” của gạo Việt
- Kinh doanh theo trào lưu: Nhận diện thời điểm vàng nhảy vào cuộc chơi và mốc tới hạn để rút lui an toàn?
- Nghị định sản xuất kinh doanh NK ô tô: Ai khó, sao khó?
- KFC, Lotteria, Burger King đã đánh chiếm thị trường Hà Nội từ 10-20 năm, tại sao đến giờ McDonald’s mới dè dặt tham chiến?