Mặc dù không đạt được thỏa thuận khi tham gia Shark Tank, startup này đã thoát khỏi bờ vực phá sản nhờ lên sóng truyền hình
Nếu đương đầu với khó khăn để có một cái kết viên mãn, thì Kodiak Cakes là 1 ví dụ điển hình. Nó trở thành thương hiệu bánh Pancake lớn thứ tư trên đất Mỹ, và đứng đầu ngành công nghiệp Pancake nguyên hạt. Với mức doanh thu đạt hơn 54 triệu đô năm 2018, Clark đầu tư vốn cho sản phẩm mới: Power Cakes - hỗn hợp bánh giàu protein, và tham gia Shark Tank, mặc dù sau đó, Joe trắng tay ra về.
Clark gắn bó với Kodiak Cakes từ mối quan hệ gia đình. Mẹ của anh, Penny, người tạo ra công thức làm pancake vào năm 1982, đã đến gõ cửa từng nhà để bán các hỗn hợp tự chế bằng chiếc xe ngựa của Clark. Anh trai của Clark, Jon, đã sử dụng công thức của bà khi anh ra mắt Kodiak Cakes vào năm 1995. Jon đã bán hỗn hợp cho các chuỗi cửa hàng quà tặng ở các thị trấn và điều hành công việc kinh doanh trong hai năm. Do không thể cân bằng giữa công việc toàn thời gian và Kodiak Cakes, năm 1997, Jon giao toàn quyền quản lý lại cho Clark - khi đó mới 23 tuổi và là sinh viên của Đại học Utah.
Bảy năm tiếp theo của Clark là điều hành công việc vào ban đêm để dành thời gian cho việc học và tấm bằng MBA. Clark thậm chí còn làm các công việc làm thêm khác để duy trì thu nhập ổn định. Cho đến năm 2004, anh mới tập trung toàn bộ tâm trí vào Kodiak Cake. Doanh thu của Kodiak tăng từ 150.000 USD lên 800.000 USD trong năm 2007.
Mặc dù sự tăng trưởng là tốt, nhưng lại không đủ giúp doanh nghiệp bền vững. Để trợ cấp gia đình, Joe bắt đầu kinh doanh bánh quy bán lẻ, thậm chí gặp một luật sư về phá sản để xem xét sự lựa chọn. Clark hối hận vì đã không nhận tài trợ trong giai đoạn đầu phát triển công ty, nhưng nhận ra Kodiak khi đó vẫn còn quá nhỏ và không thể thu hút những nguồn đầu tư lớn.
Clark vẫn phải đối mặt với vấn đề kinh tế vào năm 2007, khi anh rời khỏi Kodiak Cakes và nhận công việc được trả lương cao hơn với tư cách là giám đốc điều hành của một công ty chăm sóc sức khỏe tại nhà. Một công ty khác đã cấp phép cho thương hiệu bánh kếp và tiếp quản hoạt động của Kodiak. Thế nhưng, Clark quyết định quay trở lại sau khi thấy họ đưa ra những chính sách quá tệ cho Kodiak, điển hình là việc tăng giá sản phẩm. Vị CEO đã trở lại.
Clark đã phải vay 250.000 USD từ cha mình để trang trải hóa đơn. May mắn bắt đầu đến với anh vào năm 2009, khi Cameron Smith, một sinh viên tại Đại học Utah 23 tuổi - giống như anh - gia nhập đội.
Kinh doanh dần được cải thiện. Smith, một fan hâm mộ của Shark Tank, đã gửi email tham dự chương trình năm 2014. Clark và Smith đã yêu cầu 500.000 USD để đổi lấy 10% cổ phần, nhưng không thể đi tới thỏa thuận. Shark Mark Cuban đã ca ngợi quyết định của họ khi không chấp nhận thỏa thuận với Kevin O’Leary. Thế nhưng, sau lần xuất hiện đó, doanh số của Kodiak Cakes tăng vọt.
Kodiak Cakes hiện tại cạnh tranh với nhiều thương hiệu trên khắp thế giới, điển hình là Betty Crocker và Duncan Hines cho hỗn hợp muffin và muffin minute. Công ty còn cung cấp sản phẩm cho các nhà bán lẻ như Whole Food, Target và Costco.
Clark khuyến khích các doanh nhân nên đặt ra các mục tiêu ngắn hạn mà họ có thể đạt được trong khoảng thời gian sáu tháng. Bằng cách sử dụng phương pháp đó, sẽ có thể hình dung sự tiến bộ của công ty, cân nhắc và đi đúng hướng. Chính sự ủng hộ của khách hàng là nguồn động lực để Clark bước tiếp.
Anh Do
Theo: Trí Thức Trẻ
TIN CŨ HƠN
- TP HCM tổ chức giải thưởng về sáng tạo, khởi nghiệp năm 2019
- ‘Kỳ lân’ chuỗi khách sạn Oyo: Được định giá 5 tỷ đô và lọt top 5 nhà điều hành hàng đầu Trung Quốc nhờ một câu nói của tỷ phú ‘liều ăn nhiều’ Masayoshi Son
- Startup bán nệm đóng hộp online Casper hóa ‘kỳ lân’, được định giá 1,1 tỷ đô sau khi huy động thành công 100 triệu đô
- Sinh viên khởi nghiệp cùng logistics
- Startup thức ăn cho chó định giá 11 triệu USD, không hề có doanh thu, nhưng vẫn nhận được 550.000 USD từ Mark Cuban
- Việt Nam là trung tâm khởi nghiệp fintech mới của Đông Nam Á
- Tương lai 'kỳ lân' của startup Việt trong mắt quỹ ngoại
- Google công bố chương trình hỗ trợ startup Việt ra toàn cầu
- Cơ hội nhận hỗ trợ kinh phí cho các đóng góp khởi nghiệp
- Startup Việt về logistics thắng giải thưởng khởi nghiệp Đông Nam Á