Mùa thu 2019 Uniqlo sẽ mở cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam
"Khu vực Đông Nam Á là động lực tăng trưởng quan trọng của chúng tôi, và chúng tôi rất hài lòng cũng như lạc quan về cơ hội trở thành 1 phần của thị trường bán lẻ cũng như nền kinh tế sôi động như vậy", Tadashi Yanai - Chủ tịch kiêm CEO công ty mẹ của Uniqlo là Fast Retailing nói. Hiện Fast Retailing chính là công ty quần áo lớn thứ ba thế giới.
Uniqlo sẽ sớm bắt đầu tuyển dụng các nhân viên địa phương cho sự kiện ra mắt tại Việt Nam. "Chúng tôi đang rất mong đợi để giới thiệu Uniqlo và những sản phẩm LifeWear có chất lượng cao và giá cả phải chăng tới Việt Nam", Yanai nói.
Uniqlo có kế hoạch tăng gấp đôi số lượng cửa hàng tại khu vực Đông Nam Á và châu Đại Dương lên con số 400 vào năm 2022. Mạng lưới của Uniqlo trên toàn cầu hiện đang bao phủ 20 thị trường ở châu Á, châu Âu, Bắc Mỹ và Australia. Tổng cộng có khoảng 2.000 cửa hàng.
Công ty cũng đặt mục tiêu tăng gấp 3 doanh thu tại khu vực Đông Nam Á, lên 300 tỷ yên (tương đương 2,71 tỷ USD) trong năm kết thúc vào tháng 8/2022 - tức là đạt tốc độ tăng trưởng vượt trội so với cả công ty. Trong cùng kỳ công ty kỳ vọng doanh thu sẽ tăng gấp đôi, lên 3.000 tỷ yên .
Hôm 24/8, Uniqlo vừa mở cửa hàng đầu tiên ở Thụy Điển - quê nhà của đối thủ H&M. Hiện trên thị trường Việt Nam đang có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các thương hiệu nước ngoài như Zara và H&M.
Zara bước chân vào Việt Nam từ tháng 9/2016 và hiện đang có 2 cửa hàng tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội. Trong khi đó dù tháng 9/2017 mới đến Việt Nam nhưng số cửa hàng của H&M đã lên tới con số 6, chia đều cho TPHCM và Hà Nội. Cả hai có xu hướng mở cửa hàng bên trong các trung tâm thương mại của Vingroup.
Hiện nay người Việt chỉ có thể mua hàng Uniqlo từ các cửa hàng nhỏ lẻ bán hàng xách tay hoặc tự đặt hàng về từ Nhật Bản. "Đã từ nhiều năm nay tôi luôn muốn mua sắm tại cửa hàng chính thức của Uniqlo ngay tại Việt Nam", chị Nguyễn Vân Anh, 1 khách hàng ruột của thương hiệu này nói. Chị cho biết mỗi năm bỏ ra khoảng 500 USD để mua hàng Uniqlo, tuy nhiên hầu hết quần áo mà chị mua online đều là hàng của mùa trước và mẫu mã cũng bị hạn chế vì chị thường mua vào đợt sale.
Thị trường bán lẻ thời trang tại Việt Nam được dự báo sẽ đạt quy mô hơn 3,8 tỷ USD trong năm nay và đến năm 2021 sẽ lên tới hơn 5 tỷ USD, theo BMI Research.
Trí thức trẻ/Nikkei
TIN CŨ HƠN
- Top 3 DN hàng bán lẻ, tiêu dùng được khuyến nghị đầu tư, Thế giới Di động đứng số 1, DN số 2 khá bất ngờ
- Cửa hàng thịt cá, rau quả của Thế Giới Di Động tăng trưởng 'thần tốc'
- Thay đổi diện tích siêu thị từ 160m2 lên 300m2, Bách Hóa Xanh lần đầu tiên có cửa hàng vượt doanh thu 3 tỷ đồng/tháng
- Chuỗi siêu thị Fivimart và Citimart liên tục thua lỗ sau cái “bắt tay” với Aeon
- CEO EcoTruck: “Các doanh nghiệp giảm được chi phí logistics chỉ bằng một cách đơn giản như đặt vé máy bay”
- Vingroup công bố chiến lược trở thành tập đoàn công nghệ
- Xác định mục tiêu - Kim chỉ nam cho chiến lược thương hiệu bền vững
- Chiếm thị phần quá lớn, Vinasoy gặp thách thức về bài toán tăng trưởng
- Chiếm thị phần quá lớn, Vinasoy gặp thách thức về bài toán tăng trưởng
- "Loay hoay" với chuẩn mực kế toán IFRS – Nhiều doanh nghiệp tự tạo áp lực khi bước ra sân chơi lớn