Nắm cơ hội mở rộng thị trường trong đại dịch, Kim Tín báo lãi 2021 tăng 78%
Năm 2021 tiếp tục là giai đoạn nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, đặc biệt là trong quý III khi làn sóng dịch thứ 4 bùng phát mạnh ở khu vực TP HCM và các tỉnh miền Nam. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, GDP năm vừa qua tăng 2,58%, riêng quý III giảm 6,02% - mức giảm sâu nhất kể từ khi Việt Nam tính và công bố GDP đến nay.
Dù vậy, Công ty Cổ phần Tập đoàn Kim Tín – doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực vật liệu hàn ứng dụng trong ngành công nghiệp đóng tàu, ôtô, xe máy… vẫn ghi nhận kết quả kinh doanh nổi bật. Doanh thu thuần đạt 6.116 tỷ đồng, tăng 18% và lợi nhuận sau thuế 546 tỷ đồng, tăng 78% so với năm 2020. Biên lợi nhuận gộp ghi nhận 15,6%, cải thiện đáng kể so với mức 11,9% năm trước.
Kết quả kinh doanh của Kim Tín tăng mạnh trong năm qua một phần là nhờ việc đẩy mạnh khai thác năng lực sản xuất nhà máy vật liệu hàn mở rộng tại Hưng Yên (đi vào hoạt động từ quý II/2020). Việc này đã giúp công ty mở rộng thị trường, tìm kiếm thêm khách hàng và nhận nhiều đơn hàng xuất khẩu mới.
Tương tự như nhiều doanh nghiệp khác, kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Tập đoàn Kim Tín chịu ảnh hưởng bởi các chính sách giãn cách xã hội, quy định sản xuất "ba tại chỗ" tại khu vực phía Nam trong quý III. Mặc dù vậy, sau khi các biện pháp giãn cách được nới lỏng từ tháng 10, hoạt động sản xuất kinh doanh bắt đầu khôi phục. Doanh thu Kim Tín ghi nhận mức cao nhất trong năm vào tháng 12 khi đạt 646 tỷ đồng.
MBKE kỳ vọng tiêu dùng nội địa sẽ tăng vọt vào năm nay tương tự như thời điểm 2009 dựa vào hiệu ứng của cải tăng do giá tài sản tăng; cắt giảm thuế VAT và thuế thu nhập cá nhân; niềm tin của người tiêu dùng tăng đáng kể khi mở cửa trở lại. Ngoài tiêu dùng nội địa, việc tăng tốc đầu tư cơ sở hạ tầng cũng sẽ tạo ra động lực tăng trưởng cho nền kinh tế trong trung hạn và dài hạn sau khi các khu vực kinh tế được kết nối, vấn đề logistics được cải thiện. Qua đó, dòng vốn FDI (vào Việt Nam) và xuất khẩu sẽ tiếp tục tăng cả về số lượng, chất lượng.
Kim Tín cho biết mặc dù diễn biến dịch bệnh phức tạp trở lại sau dịp Tết Nguyên Đán nhưng công ty vẫn triển khai tốt công tác bán hàng trong các tháng đầu năm. Doanh nghiệp kỳ vọng tình hình sản xuất kinh doanh sẽ không bị gián đoạn trong năm nay như quý III/2021. Công ty đề ra chỉ tiêu sản lượng bán hàng sản xuất năm 2022 đạt 113.500 tấn, tăng 11,3% so với thực hiện 2021. Trong đó, Kim Tín tập trung đẩy mạnh các mặt hàng phù hợp với xu hướng sử dụng của người tiêu dùng.
Về chỉ tiêu kinh doanh, Kim Tín đề ra kế hoạch doanh thu tăng 10,5% lên 6.750 tỷ đồng và lợi nhuận duy trì ở mức xấp xỉ 500 tỷ đồng. Theo chia sẻ của Ban lãnh đạo, việc đề ra kế hoạch thận trọng là dựa trên thực tế diễn biến dịch bệnh phức tạp trở lại sau dịp Tết Nguyên Đán và tình hình chính trị thế giới có sự bất định. Trong năm nay, công ty sẽ tiếp tục giữ vững thị phần tại thị trường nội địa, đẩy mạnh thị trường xuất khẩu thâm nhập sâu hơn vào thị trường châu Âu, Bắc Mỹ và Đông Nam Á.
Năm trước, Kim Tín cũng đề ra kế hoạch lợi nhuận tương đối thận trọng với mức lợi nhuận sau thuế gần 331 tỷ đồng ngay từ đầu năm, chỉ tăng trưởng 8% so với năm 2020. Song đến tháng 9/2021, doanh nghiệp đã nâng mức kế hoạch lợi nhuận lên 496 tỷ đồng, tăng 50% so với kế hoạch ban đầu. Cuối cùng, Kim Tín đã thực hiện vượt 10,4% kế hoạch đã điều chỉnh đạt 545 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 78% so với năm 2020.
Theo Nhịp sống kinh tế
TIN CŨ HƠN
- Pharmacity, Long Châu, An Khang ồ ạt mở rộng cửa hàng: Ngành dược đang vào thời điểm vàng để các đại gia "chơi khô máu"?
- Hàng loạt tên tuổi mới sẵn sàng lấn sân, quyết chiếm thị phần từ Apple, Samsung - thị trường smarthphone cao cấp tại Việt Nam liệu có bớt nhàm chán?
- FPT triển khai phát hành số cổ phiếu ESOP trị giá 600 tỷ đồng
- Khám phá bên trong cửa hàng tiện lợi Nova Market - đối thủ đáng gờm của Winmart+, Circle K đến từ cùng hệ sinh thái Novaland
- Hai tháng đầu năm 2022: Doanh nghiệp thành lập mới tăng 11,9%, doanh nghiệp quay lại hoạt động tăng mạnh 102,5%
- Thắng lớn nhờ Covid khi chuỗi Long Châu có lãi sớm hơn dự kiến, FPT Retail tiếp tục tổng tấn công cho năm 2022: Mở thêm 300 nhà thuốc, đầu tư logistics và ra mắt 50 sản phẩm độc quyền
- Sau Grab, đến lượt Gojek thông báo tăng giá cước dịch vụ xe ôm và giao đồ ăn
- Động thái lạ của Vinamilk: Doanh thu tăng trưởng thấp nhưng mạnh tay cắt giảm cả nghìn tỷ tiền quảng cao sau 2 năm
- Á Đông trở thành nhà thầu chính thức của 5 chuỗi cửa hàng AVA
- Kết quả kinh doanh trái chiều họ dầu khí: DPM gấp 11 lần cùng kỳ năm trước, Đạm Cà Mau, PVI, PV Oil tăng bằng lần, PVD, POW lỗ