Những chiêu cạnh tranh bất ngờ và hiệu quả của doanh nghiệp bán lẻ Trung Quốc
Khi mà thị trường bán lẻ trực tuyến Trung Quốc đang tăng trưởng với tốc độ chóng mặt, những công ty mới gia nhập thị trường đang tung ra những chiêu cạnh tranh và mô hình kinh doanh mới đầy táo bạo để cạnh tranh với các đối thủ lớn, đã có vị thế vững chắc trên thị trường như Alibaba hay JD.com, theo báo Nikkei.
Ứng dụng mua sắm trực tuyến Xiaohongshu bắt đầu được tung ra thị trường từ năm 2013. Giờ đây ứng dụng đã có hơn 70 triệu người dùng trẻ tuổi. Ứng dụng này kết hợp giữa cả mạng xã hội và thương mại điện tử. Còn trang web Kaola chuyên bán hàng nhập khẩu và nhận được sự tin tưởng của cộng đồng mua sắm trực tuyến.
Giữa tháng 1/2018, nhà sáng lập của Xiaohongshu, bà Miranda Qu, đã có chuyến làm việc tại thủ đô Tokyo của Nhật. Trong các cuộc gặp gỡ tại đây, bà khẳng định những câu chuyện hay sẽ khiến cho tầng lớp người tiêu dùng dùng điện thoại thông minh chịu bỏ tiền ra mua hàng.
Bà đến Tokyo để gặp một nhóm những nhà bán lẻ của Nhật đang kỳ vọng sẽ bán sản phẩm của họ vào Trung Quốc trên hệ thống của Xiaohongshu. Bà Miranda Qu lý giải người tiêu dùng trẻ tuổi sẽ không mua món hàng chỉ để sở hữu mà họ thích thú với những câu chuyện đằng sau nó.
Xiaohongshu bắt đầu hoạt động từ năm 2013 trong vai trò một cộng đồng để bàn về kinh nghiệm du lịch nước ngoài. Sau này, Xiaohongshu phát triển thành một diễn đàn nơi người ta chia sẻ kinh nghiệm mua sắm, trong đó có những sản phẩm được đề xuất cũng như một số cửa hàng được nhiều khách viếng thăm tại Nhật hay Thái Lan. Bà Qu cho biết ban đầu không hề có ý định phát triển Xiaohongshu thành một ứng dụng thương mại trực tuyến.
Tuy nhiên, sau đó Xiaohongshu phát triển nhanh chóng. Dịp Tết Âm lịch năm 2014, người Trung Quốc đi du lịch nước ngoài quá đông, sử dụng trang web này nhiều đến độ nó bị sập vì quá tải. Cuối cùng, người ta muốn người ta có thể mua được hàng từ những địa chỉ được đề xuất, công ty quyết định cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.
Ban đầu, ứng dụng Xiaohongshu trưng bày ảnh của sản phẩm cũng như video do người dùng đăng tải. Các loại mặt hàng như mỹ phẩm, quần áo, túi xách được quảng cáo đi kèm với review, xếp hạng và những câu chuyện mà người dùng trước đó chia sẻ. Người ta có thể tìm kiếm sản phẩm và rồi mua nó trên hệ thống.
Yếu tố thiên thời địa lợi không thể bỏ qua khi nói đến thành công của Xiaohongshu. Giờ đây, nhiều người tin vào thông tin từ cộng đồng. Chính vì vậy, người dùng của Xiaohongshu đa phần toàn người trẻ tuổi. Giờ đây Xiaohongshu đã có đến 70 triệu người dùng, phần lớn là các bạn nữ trẻ tuổi thuộc thế hệ 9X hoặc trẻ hơn.
Cũng không thể bỏ qua thành công của Kaola. Đây là trang web bán hàng nhập khẩu lớn nhất tại Trung Quốc hiện nay, ngang ngửa với nhiều đối thủ trước đó như Tmall Global thuộc Alibaba hay JD.com thuộc JD Worldwide.
Kaola nổi tiếng khi hãng được người tiêu dùng tin tưởng vào sản phẩm đáng tin cậy được bán trên trang. Kaola duy trì được uy tín này bằng cách thiết lập được các đội mua hàng tại nhiều thành phố của nước ngoài và giữ được giá bán thấp bởi kinh doanh trực tiếp từ nhà sản xuất.
Kết quả nghiên cứu của iiMedia Research thực hiện vào nửa đầu năm 2017 về độ khả tín của các trang web thương mại điện tử liên quốc gia cho thấy Kaola đứng đầu, sau đó mới đến Amazon.com và Xiaohongshu.
Kaola vẫn đang tiếp tục phát triển. Mùa thu năm ngoái, Kaola thông báo kế hoạch đầu tư 500 tỷ yên tương đương 4,65 tỷ USD trong 3 năm tới để mua gom hàng Nhật.
Trong quá khứ, người tiêu dùng Trung Quốc quan tâm nhiều đến giá cả hơn là chất lượng. Thế nhưng ngay khi giàu lên, họ chú trọng đến chất lượng hàng hóa. Thu nhập bình quân đầu người của người Trung Quốc vào năm 2015 đạt 62 nghìn nhân dân tệ tương đương 9.500 USD, cao gấp 12 lần so với hai thập kỷ trước.
Quy mô của tầng lớp trung lưu Trung Quốc cũng ngày một phình to hơn. Nhiều người tiêu dùng muốn sử dụng hàng thật, chất lượng cao.
Bà Qu nhận xét những người tiêu dùng trẻ tuổi sinh ra sau năm 1995 đặc biệt quan tâm đến chất lượng hàng hóa. Họ chấp nhận mua hàng của thương hiệu ít tên tuổi mà họ thích chứ không chỉ hàng của thương hiệu đã nổi tiếng.
Quyết định mua hàng của họ chịu ảnh hưởng khá nhiều bởi những nhận xét của người từng mua hàng trước đó. Khi họ đăng tải thông tin về quyết định mua hàng của mình, sẽ có thêm nhiều người khác bị hấp dẫn.
Quy mô thị trường bán lẻ trực tuyến tại Trung Quốc năm 2017 tăng trưởng 28% lên 5,5 nghìn tỷ nhân dân tệ, trong đó khoảng 10% tiền dành cho mua hàng nhập khẩu. Một số trang web mua hàng trực tuyến khác nổi tiếng có thể kể đến Vip.com với rất nhiều hàng thời trang hay Wandougongzhu chuyên hàng Nhật, cổ đông là tổ chức Itochu của Nhật.
Theo Diễn đàn đầu tư
TIN CŨ HƠN
- Thế Giới Di Động muốn bơm thêm 3.000 tỷ đưa Bách Hoá Xanh 'vây kín' Tp.HCM
- Đồ chay đắt khách ngày rằm tháng Giêng
- Cuộc đua bán bún bò, nước mía… vào tủ lạnh gia đình Việt
- Thương lái Trung Quốc ồ ạt gom mít Thái
- “Cơn lốc” ô tô nhập khẩu Thái sắp trở lại Việt Nam
- Nhà mạng ồ ạt khuyến mại nạp thẻ khủng trước giờ 'giới nghiêm'
- “Chia tay” Kinh Đô – 3 năm sau KDC có đạt được mức lợi nhuận thời “vua bánh kẹo” như đã hứa?
- Hoa ly rớt giá thê thảm do nở muộn
- Hòa Phát muốn bán 20 triệu trứng gà năm 2018
- Các hãng kẹo Nhật “đổ bộ” thị trường Đông Nam Á