Những chuỗi nhà hàng kiểu mới không cần nhà bếp riêng
Các nhà đầu tư mạo hiểm này cho rằng những nguồn lực đã làm thay đổi ngành giao thông, truyền thông, bán lẻ và logistics cũng sẽ tác động tương tự đến ngành thức ăn chế biến sẵn. Và họ đang đầu tư hàng triệu đôla để tạo ra mạng lưới những nhà bếp thương mại, phương tiện lưu trữ thực phẩm và điểm lấy hàng.
Các doanh nhân khởi nghiệp trong lĩnh vực đồ ăn – thức uống có thể tiếp cận mạng lưới này để giảm chi phí đầu vào và nhanh chóng tung ra những ý tưởng mới về ẩm thực hay thức ăn nhanh.
Thị trường giao đồ ăn đang tăng trưởng rất nhanh chính là động lực thúc đẩy các nhà đầu tư đổ tiền vào lĩnh vực này. Theo dự đoán của bộ phận nghiên cứu thuộc ngân hàng đầu tư Thụy Sĩ UBS, thị trường giao đồ ăn trực tuyến toàn cầu có thể tăng từ mức 35 tỉ USD (năm 2018) lên 365 tỉ USD vào năm 2030. Sự phát triển của lĩnh vực giao nhận hàng hóa đã thay đổi mối quan hệ của chúng ta với các nhà hàng.
Thị trường giao đồ ăn trực tuyến toàn cầu có thể tăng từ mức 35 tỉ USD (năm 2018) lên 365 tỉ USD vào năm 2030.
Trước kia, thường thì bạn biết rõ vị trí của các nhà hàng và có lẽ đã từng ăn ở đó trước khi sử dụng dịch vụ đặt thức ăn từ xa. Nhưng các ứng dụng số đã làm thay đổi trải nghiệm này. Tại nhiều thành phố nhộn nhịp, có những thực khách gọi món từ các nhà hàng mà họ không thể nhớ nổi vị trí của chúng trên bản đồ. Món ăn xuất hiện trước cửa trông rất ngon, vậy là họ đủ hạnh phúc.
Kitchen United là một khái niệm “nhà hàng ảo” đã được công ty đầu tư thuộc tập đoàn mẹ của Google (GV) rót vốn 10 triệu USD vào cuối năm 2018. Nói một cách đơn giản, Kitchen United giúp cho các thương hiệu nhà hàng giao thêm thức ăn nhưng không cần xây đựng thêm cơ sở. Nhờ chia sẻ nhà bếp, các nhà hàng có thể giao thức ăn cho nhiều thực khách hơn mà không cần phải mở rộng cơ sở vật chất.
Đội ngũ lãnh đạo của Kitchen United xuất thân từ những tên tuổi lớn trong ngành như McDonald’s và Wolfgang Puck. Startup này muốn vận hành những “nhà bếp thương mại hiện đại” mà các nhà hàng ở mọi quy mô – từ chuỗi nhà hàng lớn cho đến một nhà hàng mới ra đời ở địa phương – đều có thể thuê để mở rộng khả năng giao hàng.
Kitchen United áp dụng dữ liệu nhân khẩu học và “bản đồ nhu cầu” đối với từng loại ẩm thực cụ thể. Dữ liệu giúp xác định địa điểm tốt nhất để đặt các “nhà bếp trung tâm” có thể đáp ứng nhu cầu của thực khách gọi món thông qua ứng dụng cho 10-20 nhà hàng chuyên giao đồ ăn.
Ảnh: foodbusinessnews.
Kitchen United không đơn độc trong lĩnh vực startup này. Cloud Kitchens và Cloud Retail là hai nhánh kinh doanh thuộc công ty startup mới của cựu CEO, nhà đồng sáng lập Uber là Travis Kalanick. Công ty này được rót vốn 150 triệu USD thông qua một quỹ đầu tư của Kalanick.
Trong đó, Cloud Kitchens tập trung xây dựng nhà bếp cho các đầu bếp muốn mở dịch vụ giao đồ ăn trực truyến. Mới đây cũng có thông tin rằng Kalanick muốn hợp tác với Yanqi Zhang – cựu CEO của dịch vụ chia sẻ xe đạp Ofo để mang Cloud Kitchens đến thị trường Trung Quốc.
Long Hồ
Theo nguồn: Doanh Nhân+
TIN CŨ HƠN
- Dù đã mua lại Whole Foods, Amazon vẫn lên kế hoạch ra mắt một chuỗi cửa hàng tạp hóa mới
- 'Ngày tận thế' của bán lẻ Mỹ
- Cửa hàng lớn nhất thế giới của Starbucks ở Tokyo
- Siêu thị của tỷ phú Thái tất bật tìm nguồn hàng, tuyển nhân sự Việt
- Amazon có tìm được 100 nhà cung cấp tại Việt Nam?
- Amazon sẽ không “giết”nổi Walmart trên đấu trường trực tuyến?
- Jardine Matheson - Gã khổng lồ của Hongkong với hơn 4 tỷ USD đầu tư vào mọi "ngõ ngách" tại Việt Nam từ Vinamilk, Thaco đến Starbucks hay Pizza Hut
- Nhiều công ty 'bắt chước' cửa hàng hiện đại Amazon Go
- Trung Quốc có thể vượt Mỹ thành thị trường bán lẻ lớn nhất thế giới 2019
- Vì sao người Nhật rút khỏi Satra?