Những ngân hàng nào đang huy động tiền gửi với lãi suất trên 8%/năm?
Tuy nhiên, một số ngân hàng lớn vẫn có các sản phẩm tiết kiệm áp dụng lãi suất cao, trên 8%, và tất nhiên cũng đi kèm nhiều yêu cầu cao hơn.
VietCapitalBank đang có lãi suất cao nhất trên thị trường với 8,6%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 2 năm, 3 năm, 4 năm và 5 năm. Ngoài ra, kể từ kỳ hạn 12 tháng, lãi suất đều rất cao. Chẳng hạn, kỳ hạn 12 tháng lãi suất 8%/năm; 13 tháng 8,4%/năm; 15 tháng 8,3%/năm; 18 tháng 8,5%/năm.
Cùng với VietCapitalBank, một ngân hàng khác cũng đang niêm yết lãi suất trên 8,5%/năm. Tại SCB, trong khi sản phẩm tiết kiệm thông thường có lãi suất cao nhất chỉ đến 7,75% thì sản phẩm tiết kiệm online, tiết kiệm đắc lộc tài, đắc lộc phát cao hơn rất nhiều, lên tới 8,55%/năm đối với kỳ hạn 36 tháng (tiết kiệm đắc lộc tài). Ở hình thức gửi tiết kiệm online, lãi suất cao nhất là 8,3%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 13 tháng trở đi.
Lãi suất cao nhất ở CBBank là 8,4%/năm áp dụng cho kỳ hạn gửi 24 tháng. Các kỳ hạn còn lại trên 1 năm đều có mức lãi suất 8,2%/năm. Sự chênh lệch lãi suất giữa các kỳ hạn ngắn và kỳ hạn dài khá lớn. Chẳng hạn gửi 11 tháng sẽ chỉ có lãi suất 6,55%/năm, trong khi thêm 1 tháng để gửi kỳ hạn 1 năm có lãi suất tới 8,2%/năm. Nếu muốn gửi ngắn hạn mà vẫn có lãi suất cao ở ngân hàng này, khách hàng nên gửi bằng hình thức tiết kiệm online, theo đó, từ kỳ hạn 6 tháng cho đến 11 tháng đều có lãi suất 8%/năm.
3 ngân hàng nhỏ khác là VietABank, NCB và VietBank cũng có lãi suất rất cao. Tại VietABank, với 1 tỷ đồng trở lên, người gửi tiền ở ngân hàng này sẽ được hưởng lãi suất cao nhất là 8,1% ở kỳ hạn 13 tháng, 15 tháng; ngoài ra, kỳ hạn 12 tháng cũng có lãi suất 8%/năm.
NCB áp dụng lãi suất 8%/năm cho các kỳ hạn 12 tháng, 13 tháng và 24 tháng. VietBank áp dụng lãi suất 8%/năm cho các kỳ hạn từ 13 tháng, riêng kỳ hạn 36 tháng có thể có lãi suất lên tới 8,3%/năm. Tương tự nhiều ngân hàng nói trên, gửi tiết kiệm online tại nhà băng này cũng sẽ có mức lãi suất cao hơn khá nhiều, như kỳ hạn 12 tháng là 8%/năm, lỳ hạn 13 tháng là 8,2%/năm,…
Nhiều ngân hàng khác có lãi suất trên 8% nhưng yêu cầu khoản tiền gửi rất lớn. Như VIB chỉ áp dụng lãi suất 8,19% cho kỳ hạn 12 tháng, 13 tháng và đi kèm điều kiện khoản tiền gửi mới từ 500 tỷ đồng trở lên.
Tại ABBank lãi suất cao nhất là 8,3% áp dụng cho kỳ hạn 13 tháng, khoản tiền gửi trên 500 tỷ đồng. LienVietPostBank có lãi suất cao nhất là 8% cho kỳ hạn 13 tháng khi gửi trên 500 tỷ ngoài ra, gửi 48 tháng hoặc 60 tháng nhưng số tiền gửi nhỏ hơn vẫn có lãi suất 8%.
Lãi suất cao nhất ở PVCombank là 8,5% ở kỳ hạn 12 tháng, số tiền gửi mới tối thiểu 500 tỷ đồng. Tại ngân hàng này, nếu có ít tiền hơn chỉ khoảng từ 5 tỷ, người gửi tiền vẫn có thể được hưởng lãi suất 8%/năm nếu chọn kỳ hạn 13 tháng, 15 tháng, 18 tháng, 24 tháng, 36 tháng; kỳ hạn 12 tháng cũng có mức lãi suất xấp xỉ là 7,9%/năm.
Một số ngân hàng lớn cũng có lãi suất trên 8%/năm, như VPBank lãi suất cao nhất là 8,3% kỳ hạn 18 tháng trở đi, tiền gửi trên 5 tỷ, hình thức tiết kiệm phát lộc thịnh vượng. Ngoài ra, chỉ cần gửi từ kỳ hạn 18 tháng trở đi ở hình thức tiết kiệm này, bất kể số tiền bao nhiêu đều được hưởng lãi suất trên 8%. Tuy nhiên, đáng lưu ý, tiết kiệm phát lộc thịnh vượng là hình thức gửi tiết kiệm có lãi suất cao nhất ở VPBank nhưng khách hàng không được phép rút trước hạn, nếu rút trước sẽ áp dụng mức lãi suất 0% và phải trả phí rút trước hạn cho ngân hàng.
Eximbank có lãi suất cao nhất là 8,4%, áp dụng cho tiền gửi 24 tháng, 36 tháng theo hình thức tiết kiệm online. Với hình thức tiết kiệm tại quầy vẫn có nhiều lựa chọn để hưởng lãi suất 8%/năm khi gửi từ 13 tháng trở lên.
Một số ngân hàng khác có mức lãi suất cao nhất xấp xỉ 8%/năm có thể kể đến như GPBanklãi suất 7,95%, áp dụng cho khoảng tiền gửi từ 3 tỷ trở lên, kỳ hạn 13 tháng. MSB lãi suất 7,9% khi gửi online kỳ hạn 24 tháng, 36 tháng….
Theo: Nhịp sống kinh tế
TIN CŨ HƠN
- Techcombank đang quá phụ thuộc vào Vingroup?
- VND tăng giá trở lại
- Tỷ giá ngoại tệ ngày 14/6: Thế giới bất ổn, USD hồi phục
- Lãi suất tiền gửi gần 9%/năm: Cao nhưng khó với
- Việt Nam không thao túng tiền tệ để giành lợi thế thương mại
- Thanh toán điện tử còn ì ạch: Vì người dân còn sợ không an toàn?
- Lãnh đạo các ngân hàng nói gì về việc chuyển đổi thẻ từ sang thẻ chip?
- Các ngân hàng lại đua phát hành trái phiếu
- Chi tiêu lớn, khách hàng “choáng” với cách tính lãi suất khi dùng thẻ tín dụng HSBC
- Tỷ giá ngân hàng tiếp tục leo dốc, Vietcombank đẩy giá USD lên 23.460 đồng