Ông Nguyễn Đức Tài: Sản phẩm high-tech đã bão hòa, các ngành hàng khác phải 'gồng mình' gánh tăng trưởng Thế Giới Di Động
Tuy nhiên, theo nhận định của ông Nguyễn Đức Tài, ngành hàng ICT sẽ chỉ tăng trưởng 1% và các ngành hàng khác sẽ phải gánh tăng trưởng cho Thế Giới Di Động.

Hiện tại, hệ thống Điện Máy Xanh và Thế Giới Di Động đang đóng góp vào 95% doanh thu của doanh nghiệp, Bách Hóa Xanh chỉ chiếm khoảng 5%.
Tuy nhiên, theo dự báo của ông Nguyễn Đức Tài, trong năm 2019, ngành ICT chỉ tăng trưởng 1% và ông xem con số khiêm tốn này "như không có". Nhu cầu của người tiêu dùng dường như đang bão hòa với các sản phẩm high-tech.
Trong khi đó, Thế Giới Di Động lại đặt ra mục tiêu Kế hoạch kinh doanh năm 2019 tăng trưởng 25% về doanh thu thuần hợp nhất (108.468 tỉ đồng) và 24% lợi nhuận sau thuế hợp nhất (3.571 tỉ đồng).
Trước áp lực này, Chủ tịch của Thế Giới Di Động khẳng định: Ngành hàng khác phải gồng mình gánh tăng trưởng!
Nếu doanh thu thuần năm 2019 đạt như kỳ vọng của ông Nguyễn Đức Tài thì con số này sẽ gấp 2-3 lần đơn vị bán lẻ xếp thứ 2 tại Việt Nam.
Nói về việc bày rổ rá, bát đũa ra trước cửa hàng bán, ông Tài cho rằng: "Đó là một bài tét (kiểm tra - PV) nhằm thu hút sự quan tâm của khách hàng bằng mọi giá, việc còn lại tôi không quan tâm. Để khách hàng nở một nụ cười, chúng tôi cũng làm".
Đồng hồ vẫn đang là mặt hàng nằm trong giai đoạn R&D của Thế Giới Di Động, đi theo phân khúc dưới 7 triệu đồng. Chiến lược này khác với cách mà PNJ xây dựng PNJ-Next để bán đồng hồ phục vụ phân khúc trung và cao cấp.
ESOP: Chiến lược quan trọng để giữ chân nhân sự của ông Nguyễn Đức Tài
Tại ĐHCĐ năm nay, ông Nguyễn Đức Tài cũng tiết lộ chiêu thức giữ chân nhân sự bằng những ràng buộc lợi ích liên quan đến cổ phiếu.
Cổ phiếu ESOP được phát hành ở mức mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu cho nhân sự nội bộ. Sau khi người lao động đăng ký mua với mức giá thấp hơn gía giao dịch hiện tại trên thị trường (gần 90.000 đồng/cổ phiếu) thì gói cổ phiếu này bị "block" (hạn chế giao dịch) với những điều kiện nhất định, trong thời hạn thực tế đến 5 năm. Nếu người của TGDĐ muốn bỏ việc sang đầu quân cho đối thủ, họ phải suy nghĩ đến sự mất mát này.
"Nhiều nhân sự báo cáo cho tôi biết về việc retail khác gọi họ về làm", ông Tài chia sẻ. Tuy nhiên, những nhân sự này đều quyết định ở lại với Thế Giới Di Động.
Theo: Trí Thức Trẻ
TIN CŨ HƠN
- PNJ Next – Mô hình cửa hàng bán lẻ hiện đại cho thấy tầm nhìn của PNJ
- ‘Cảnh giới’ mới của KFC ở Trung Quốc: Khách order qua màn hình cảm ứng, camera quét gương mặt để thanh toán và AI ‘học’ khẩu vị của từng người để gợi ý menu phù hợp
- 3 chiến dịch gây tiếng vang lớn của Ogilvy Việt Nam về quảng cáo hiện đại
- Ông Đinh Văn Hiệp - Công ty CP Allherbs chúng tôi sẽ chọn mảng kinh doanh online là kênh phân phối chủ đạo
- Mở công ty bánh kẹo sau 20 năm làm thuê cho Kinh Đô, lập đội sale hùng hậu nhưng rồi cạn vốn, chỉ với điều chỉnh này startup đã lật ngược thế cờ
- ZingPlay: Chú cáo trưởng thành sau 10 năm phát triển
- Nghệ thuật Marketing của Redbull
- Chuyện ông Thìn Lò Đúc gây dựng quán phở nuôi cả gia đình 10 anh chị em: 40 năm từ phố cổ chật hẹp vươn ra thế giới
- Nghệ thuật Marketing “điên rồ” của đế chế Redbull: Hấp dẫn, mạo hiểm, thú vị trước đã, còn bán hàng... để sau!
- Bí quyết của ông chủ Milano Coffee, từ cái tên ít người biết trở thành chuỗi cà phê có độ phủ lớn nhất cả nước