Ra đường có thể quên ví chứ không được phép quên điện thoại di động, giới trẻ và Tencent cùng Alibaba đang dẫn dắt cuộc cách mạng không tiền mặt bùng nổ ở Trung Quốc

Các ứng dụng thanh toán trên điện thoại như Wechat và Alipay đang dần thay đổi cuộc sống thường ngày.

Khi Frida Cai rời Bắc Kinh đi du học năm 2013, cuộc cách mạng công nghệ tài chính ở Trung Quốc chỉ vừa mới bắt đầu. Cô ấy thường dùng thẻ ghi nợ (debit card) để thanh toán các khoản lớn và dùng tiền mặt cho các khoản hàng ngày.

Ba năm sau, khi trở về, mọi thứ đã thay đổi. Cai nhớ lại: "Tôi đã cố mua một quả dưa hấu tại một sạp hàng trên phố và người bán bảo tôi rằng anh ta chỉ chấp nhận thanh toán qua WeChat." Hiện giờ, cô Cai cho biết không thể nhớ chính xác lần cuối rút tiền mặt từ thẻ ATM là khi nào, nhưng chắc là khoảng "hơn một năm trước".

Theo iResearch, cuộc cách mạng thanh toán qua điện thoại ở Trung Quốc diễn ra với tốc độ chóng mặt. Chỉ trong 5 năm, nó đã thay đổi hoàn toàn cuộc sống thường ngày ở các thành phố Trung Quốc, đồng thời đặt nền tảng cho ngành công nghiệp công nghệ-tài chính ( fintech ) khổng lồ của nước này, với doanh thu năm ngoái đạt 654 tỷ NDT (98 tỷ USD). Năm ngoái, giá trị của các ứng dụng thanh toán trên điện thoại ở Trung Quốc đã soán ngôi cả Visa và Mastercard trên toàn thế giới.

Ra đường có thể quên ví chứ không được phép quên điện thoại di động, giới trẻ và Tencent cùng Alibaba đang dẫn dắt cuộc cách mạng không tiền mặt bùng nổ ở Trung Quốc - Ảnh 1.
 Yuanxi Li: 'Tôi sử dụng fintech để kết nối với mọi người' © Aurelien Foucault/FT

Theo nghiên cứu của PwC, gần một nửa các thanh toán bằng công nghệ trong năm 2017 trên thế giới được thực hiện ở Trung Quốc, qua các ứng dụng như Alipay (của Ant Financial, một phần của ông lớn thương mại điện tử Alibaba) và WeChat (của Tencent). Hiện tại, Alipay và Tencent cũng vượt qua PayPal, nhà điều hành thanh toán trực tiếp lớn nhất của Mỹ. Theo công ty nghiên cứu thị trường Analysys, hai ứng dụng này thực hiện số lượng giao dịch trong một tháng của năm nay nhiều hơn toàn bộ năm 2017 của PayPal, ứng dụng trị giá 451 tỷ USD.

Cuộc cách mạng này bắt nguồn từ thế hệ trẻ, những người nhanh chóng tiếp cận hình thức thanh toán trên điện thoại, nhưng hiện giờ đã lan rộng sang cả những thế hệ trước. Bố mẹ họ — lứa tuổi 40-60 — đang dần làm quen với công nghệ, đặc biệt ở những thành phố lớn, dù họ có xu hướng sử dụng ít tính năng hơn. Cô Cai cho hay: "Giờ đây, bố mẹ tôi sẽ phàn nàn nếu họ rời khỏi bãi đỗ xe mà không được chấp nhận thanh toán qua điện thoại." Chỉ còn lớp người cao tuổi vẫn trung thành với tiền mặt. Theo một khảo sát của công ty nghiên cứu Tencent, trung bình thế hệ 9x chỉ giữ 172 NDT (26 USD) tiền mặt so với 557 NDT của thế hệ 6x.

Công thức tạo ra sự thay đổi

Cuộc cách mạng thanh toán qua điện thoại ở Trung Quốc chủ yếu xuất phát từ sự bất tiện khi sử dụng ngân hàng truyền thống, từ việc đi lại xa xôi với các khách hàng ở nông thôn đến việc phải xếp hàng dài ở các chi nhánh trên thành phố. Nhưng đây cũng là cách thức độc đáo của các ông lớn công nghệ Trung Quốc nhằm tạo nên cú đột phá: bằng cách tích hợp những tính năng thanh toán trong đời sống và thương mại điện tử vào một ứng dụng, khách hàng có thể đồng thời kiểm soát cả tình hình tài chính cũng như đời sống thường ngày của họ.

Li Chao, chuyên gia phân tích fintech của công ty nghiên cứu thị trường iReseach, nhận định: "Khi người dùng sử dụng dịch vụ này, họ sẽ không coi đó là một khía cạnh của tài chính mà sẽ nghĩ đó như một phần thiết yếu trong cuộc sống."

Cuộc cách mạng được thúc đẩy nhờ sự thống trị của Tencent và Alibaba, cùng với sự ra đời của công ty fintech Ant Financial (mới đây được định giá hơn 150 tỷ USD). Họ đã cùng nhau tạo nên một mạng lưới hỗ trợ lẫn nhau, hay còn gọi là một "hệ sinh thái", các dịch vụ này bổ sung cho nhau và chỉ có thể kết nối thông qua một vài ứng dụng "cực kỳ phổ biến". Chúng đang dần trở thành sân chơi chính của thế hệ trẻ.

Thử tưởng tượng Facebook gửi cho bạn một email với nền tảng thanh toán tích hợp để chia các hóa đơn giữa những người bạn. Đó chính là WeChat của Tencent. Hay Amazon, với hệ thống thanh toán riêng cho phép bạn gửi tiền cho bạn bè mà chỉ cần biết mỗi số điện thoại của họ. Đó là Ant Financial của Alipay. Tầm ảnh hưởng của những hệ thống này rất lớn; nếu tất cả bạn bè của bạn đang sử dụng chúng, thật khó để không tham gia cuộc chơi.

Để kích hoạt một ứng dụng, người dùng phải kết nối chúng với thẻ ngân hàng. Mọi thanh toán sẽ được chuyển qua Ant Financial hoặc Tencent. Người dùng coi "mobile wallet" trên điện thoại thông minh như một tài khoản tiền gửi, có thể được dùng để thanh toán bằng QR code, thanh toán cho gia đình và bạn bè, sử dụng dịch vụ "O2O" (online-to-offline) của các nhà bán lẻ, từ cắt tóc đến vận chuyển hàng tạp hóa.

Ra đường có thể quên ví chứ không được phép quên điện thoại di động, giới trẻ và Tencent cùng Alibaba đang dẫn dắt cuộc cách mạng không tiền mặt bùng nổ ở Trung Quốc - Ảnh 2.
 
Ray Chan, Phó Chủ tịch Ant Financial: 'Thế hệ trẻ dang trở thành đối tượng chính được hướng tới' © Grainne Quinlan/FT

Chauncey Zhang, 23 tuổi, nhân viên một công ty công nghệ, cho biết: "Nhìn cái cách mà Bắc Kinh phát triển, thật khó để sống thiếu smartphone vì tất cả mọi nơi đang dần không nhận tiền mặt." Ở các thành phố lớn, một vài cửa hàng và siêu thị chỉ nhận thanh toán trên điện thoại.

Smartphone không chỉ cần thiết cho việc mua sắm, nó cũng trở nên cần thiết khi gọi xe và thanh toán taxi. Người Bắc Kinh hay đùa rằng cầm theo điện thoại trong người còn quan trọng hơn mang theo ví.

Ray Chan, Phó Chủ tịch Ant Financial, cho biết thói quen tiếp cận nhanh chóng của thế hệ trẻ đã tạo nên thành công vang dội cho công ty chúng tôi. "Khi nghiên cứu sản phẩm mới, chúng tôi tạo ra một ứng dụng cho thời đại này, ở đó, thế hệ trẻ trở thành đối tượng chính được hướng tới."

Ra đường có thể quên ví chứ không được phép quên điện thoại di động, giới trẻ và Tencent cùng Alibaba đang dẫn dắt cuộc cách mạng không tiền mặt bùng nổ ở Trung Quốc - Ảnh 3.
 

Ông giải thích thêm, sự phát triển của fintech ở Trung Quốc phụ thuộc chủ yếu vào niềm tin giữa những người không quen biết, dù là thanh toán một món hàng chưa được xem trực tiếp qua một kênh trực tuyến hay vay tiền của ai đó. Ông Chan cho hay, "thế hệ trẻ ngày càng cởi mở hơn". Giao dịch đầu tiên của Alipay được thực hiện năm 2003, khi một sinh viên Trung Quốc mua máy quay đã qua sử dụng từ một sinh viên khác đang sống ở nước ngoài, sử dụng siêu thị trực tuyến Taobao.

Thế hệ trẻ thậm chí còn cho ra đời những từ lóng chỉ việc thanh toán trên điện thoại. Yuanxi Li, một nhà khởi nghiệp 28 tuổi ở Bắc Kinh, rất thích những bức thư tình của bạn trai dưới dạng thanh toán qua điện thoại — 52 NDT hoặc 131,4 NDT. Trong tiếng Trung, những số này phát âm giống như "I love you" và "With you for life" . Cô cho biết, "Tôi dùng fintech để kết nối với mọi người," cách này đơn giản và nhanh chóng hơn viết thiếp bằng tay.

Hiện nay, thế hệ mới nhất dùng smartphone-internet là thế hệ 10x, sinh sau năm 2000. Anh Chan nói về cậu con trai đang học tiểu học của mình: "Trước đây, khi bố mẹ dẫn con đi mua đồ, chúng sẽ la hét đòi đồ chơi và bố mẹ đáp rằng họ không có tiền. Giờ đây con tôi sẽ nói, ‘Bố ơi, bố có thể quét QR code được không ạ?’"

Clip quảng cáo của Alibaba cho ứng dụng thương mại điện tử Taobao và Tmall vẽ lên hình ảnh người mẹ trẻ nói với cô con gái sắp vào lớp 1, "Bây giờ cứ khi nào chuông cửa reo, thay vì chạy ra và nói ‘Bố về rồi!’, con bé sẽ nói ‘người đưa hàng đến!’"

Những ứng dụng không hướng tới thế hệ cũ

Thói quen thanh toán trên điện thoại cũng tạo điều kiện cho khách hàng làm quen với những hoạt động fintech mới, như cho vay theo kiểu peer-to-peer, đầu tư vào các quỹ thị trường, và gói vay tiêu dùng.

Bề ngoài, Trung Quốc không có vẻ là nơi thích hợp để thực hiện điều này. Người Trung Quốc có thói quen tiết kiệm, hơn là đi vay, để thanh toán các khoản lớn. Đất nước này có tỷ lệ tiết kiệm hộ gia đình cao nhất nhì thế giới. Khi đề cập đến đầu tư, nhà đất được xem là loại tài sản an toàn nhất.

Tuy nhiên, nhiều công dân và các hộ kinh doanh nhỏ vẫn quen dùng ngân hàng truyền thống, và các công ty fintech đã nhìn ra cơ hội cho phân khúc thanh toán trên điện thoại bằng cách bỏ qua đối tượng lớn tuổi.

Ra đường có thể quên ví chứ không được phép quên điện thoại di động, giới trẻ và Tencent cùng Alibaba đang dẫn dắt cuộc cách mạng không tiền mặt bùng nổ ở Trung Quốc - Ảnh 4.
 

Do đó, thế hệ trẻ, những người tiếp cận smartphone đầu tiên, trở nên thành thạo một cách bất ngờ trong việc kiểm soát tài chính của họ, dù đôi khi bị mặc định là thế hệ thiếu hiểu biết về tài chính nhất. Zhechi Nathan Zhang, 28 tuổi, nhân viên một công ty công nghệ ở Thâm Quyến, cho biết: "Fintech tạo điều kiện cho lớp trẻ làm quen với nhiều hình thức kiểm soát thu chi."

"Bố mẹ tôi chỉ có những kiến thức tối thiểu vì đầu tư theo kiểu truyền thống rất phức tạp."

Feidee, một công ty sáng chế các ứng dụng quản lí tài chính cá nhân, cho hay 93% người dùng là các khách hàng trẻ từ thế hệ 8x, và 42% trong số họ là thế hệ 9x.

Việc thay đối lối suy nghĩ về tài chính của lớp trẻ tạo điều kiện cho các sản phẩm fintech mới phát triển. Darcy Fang Liu, Phó Chủ tịch Lexin, một hệ thống cho vay trả góp lớn vừa được niêm yết ở New York trong năm ngoái, một trong số những công ty Trung Quốc đã IPO, cho biết: "Trung Quốc là thị trường đặc biệt. tín dụng tiêu dùng là một thị trường tài chinh quan trọng nhưng thế hệ sinh trước những năm 1970 không thể chấp nhận suy nghĩ đi vay để chi tiêu. Nhưng lớp trẻ lại rất lạc quan về khả năng kiếm tiền của họ, và họ sẽ mua những gì mình muốn."

Trí thức trẻ


Tìm Đại lý phân phối, Nhà cung cấp nổi bật