Sai lầm cần tránh trong thiết kế cửa hàng bán lẻ
Các cửa hàng bán lẻ đôi khi vẫn bỏ qua những góc trống hoặc không có kế hoạch sử dụng triệt để không gian. Dưới đây là một số sai lầm thường gặp cần tránh khi thiết kế gian hàng.
Không tiến hành thẩm định đầy đủ trang thiết bị vật chất. Không gian cửa hàng bán lẻ có thể là một sự lựa chọn phù hợp với nhu cầu kinh doanh, nhưng trong đó vẫn tồn tại những rủi ro tiềm ẩn.
Từ việc bố trí ánh sáng không chính xác đến hệ thống điều hòa nhiệt độ được thiết kế sai sẽ là những vấn đề khiến chủ cửa hàng phải chi ra nhiều tiền để sửa chữa nếu không kịp thời phát hiện trước khi ký hợp đồng thuê dài hạn.
Nhờ một kiến trúc sư hoặc nhà thầu xây dựng đánh giá ưu khuyết điểm của vị trí sẽ thuê làm cửa hàng để hiểu rõ mọi ngóc ngách rồi mới thiết kế nội, ngoại thất chính là cách làm đúng nhất.
Xem nhẹ dòng luân chuyển của hàng hóa. Nhiều nhà bán lẻ thường không tính toán đầy đủ độ lớn cần thiết của cửa hàng bán lẻ dựa trên chu kỳ quay vòng hàng hóa.
Trước khi đi đến những lựa chọn thiết kế, nên làm một bài tính ngắn gọn để ước lượng số lượng hàng hóa, sản phẩm sẽ trình bày tại cửa hàng và lượng hàng cần thường xuyên lưu trữ trong kho.
Có như vậy mới có đủ hàng hóa cung cấp ngay khi khách đến mua và đánh giá được chi phí thuê mặt bằng trong tổng chi phí hằng tháng của cửa hàng.
Sai lầm trong bố trí ánh sáng. Lựa chọn hệ thống chiếu sáng là điều rất quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến sức hấp dẫn và cuốn hút của các sản phẩm được bày bán.
Xem nhẹ phần thiết kế tại khu vực quầy thu ngân. Dù đây là khu vực rất quan trọng, nhưng hầu hết chủ cửa hàng bán lẻ đều không quan tâm nhiều đến khu vực tính tiền hoặc bàn tiễn khách. Trên thực tế, đó là nơi để tạo ra một ấn tượng hoàn hảo đối với các khách hàng trước khi rời cửa hàng.
Trưng bày sản phẩm thiếu trật tự. Cách bài trí hàng hóa có tác động rất lớn đến doanh số, song nhiều chủ cửa hàng bán lẻ thường thiết kế gian hàng theo suy tính chủ quan. Đến khi có người khách hỏi về vài ba sản phẩm có liên quan với nhau, nhân viên bán hàng phải chạy khắp nơi mới đáp ứng được nhu cầu của khách.
Bỏ qua yếu tố linh hoạt. Xu hướng mua sắm của người tiêu dùng luôn thay đổi, do đó chủ cửa hàng cần phải chú ý đến tính chất linh hoạt trong cách thức thiết kế không gian. Thế nhưng hầu hết các cửa hàng bán lẻ đều có tính linh hoạt yếu, tức là rất khó tạo ra khung cảnh mới bằng cách thay đổi kết cấu nội thất.
Để cửa hàng có được tính linh hoạt, có thể phải bỏ vốn đầu tư ban đầu nhiều một chút, nhưng lợi ích về sau sẽ rất lớn vì mọi mong muốn nâng cấp cửa hàng sẽ không gặp trở ngại gì đáng kể.
Theo nguồn: Doanh nhân Plus
TIN CŨ HƠN
- Yếu thế hàng Việt
- Bao bì “kìm” đầu ra
- Thanh lý trả mặt bằng, dọn kho bán lỗ: Không chỉ là chiêu trò giảm giá bán hàng, đó là cả một chiến thuật về tâm lý
- Ba điểm yếu của thị trường bán lẻ Việt Nam
- Thị trường và lòng yêu nước
- Kênh siêu thị và quyền lực ngầm - Tự cứu mình
- Kênh siêu thị và quyền lực ngầm- Ngậm “đắng” tìm “ngọt”
- Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chỉ ra 'cửa' giúp doanh nghiệp Việt Nam làm ra mạng xã hội thắng được Facebook
- Marketing bậc thầy: Người tiêu dùng không mua sản phẩm, họ mua cả sự hoàn hảo được khơi gợi từ cảm xúc
- Kênh siêu thị và quyền lực ngầm