Sàn TMĐT trở thành lối đi tắt cho doanh nghiệp dệt may
Tại buổi họp báo giới thiệu Triển lãm quốc tế ngành dệt may và công nghệ dệt may 2024 tại TP.HCM vào cuối tháng 2 năm nay, ông Lê Hoàng Tài - Phó cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại đã nhận định thẳng thắn rằng, sức mua từ các thị trường chủ lực như Mỹ, châu Âu đang và sẽ còn ở mức thấp. Để tồn tại, các doanh nghiệp buộc phải tìm thêm khách hàng mới và kênh bán mới.
Với nhiều doanh nghiệp dệt may quy mô vừa và nhỏ vốn phụ thuộc vào xuất khẩu, làn sóng ảnh hưởng này đã và đang tồn tại dai dẳng như một "hậu dư chấn Covid". Để bứt mình khỏi "điểm chững" của ngành và hưởng ứng cuộc vận động chuyển đổi số của Chính phủ những năm qua, nhiều doanh nghiệp buộc phải tìm cách mở rộng hoạt động lên sàn TMĐT.
Chật vật tìm hướng đi mới sau nhiều lần thử sức trên sàn ngoại
"Để duy trì một doanh nghiệp dệt may 4 đời giữa bối cảnh cạnh tranh và suy thoái không phải là điều dễ dàng. Sau giai đoạn đình trệ đơn hàng xuất khẩu, tôi đã thử sức bằng việc đưa sản phẩm lên một số sàn TMĐT nước ngoài nhưng thất bại vì không có kinh nghiệm trong khâu vận hành, marketing. Điểm đứt gãy thứ hai đến từ việc thiếu cân bằng về mũi nhọn cung ứng khi tập trung phần lớn cho mảng xuất khẩu mà chưa khai thác tối đa phần cầu của thị trường trong nước", anh Vũ Văn Tuấn - người đứng đầu Công ty dệt may ABH đóng tại TP. HCM thừa nhận.
ABH hiện điều hành 4 nhà máy, chuyên vải đã qua xử lý và các loại hàng may mặc công nghiệp
Đến đầu năm 2024, cơ hội "làm lại" với TMĐT đến với ABH một lần nữa khi doanh nghiệp nhận được lời đề nghị hợp tác trong dự án "Chuyển đổi số Doanh nghiệp Việt qua Thương mại điện tử" của Shopee.
"Những thử thách mà ABH vấp phải với các sàn ngoại trước đây giờ đã được bổ khuyết và lấp đầy với dự án mới này của Shopee. Điều duy nhất còn lại là tập trung toàn lực cho những gì mà chúng tôi đang làm tốt", anh Tuấn phấn khởi cho biết.
Sau hơn 5 tháng đi cùng Shopee, ABH hoàn thiện gần 500.000 đơn vị sản phẩm do sàn đặt hàng với tổng giá trị hơn 13 tỷ đồng. Tất cả đều được sản xuất theo hình thức sàn đặt may mẫu hoặc ABH đề xuất thiết kế phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng và có khả năng bán chạy.
Doanh nghiệp đặt kỳ vọng "bật nhảy" với dự án mới của Shopee
Mặc dù sản phẩm may mặc do nhân công nước ta gia công rất tốt nhưng ngành dệt sợi Việt Nam lại thường xuyên vấp phải vấn đề thiếu nguyên liệu đầu vào đẹp và giá cả phải chăng, buộc doanh nghiệp Việt phải nhập khẩu nhiều và làm tăng chi phí thành phẩm.
ABH ngược lại, đang có thế mạnh rất lớn khi có sẵn chuỗi sản xuất đầu cuối, đi từ xử lý sợi, dệt vải, nhuộm màu, thiết kế, cắt may cho đến gia công thành phẩm hoàn thiện. Điều này giúp tối ưu hóa chi phí hết mức và trở thành lợi thế cạnh tranh đáng kể với các sản phẩm quốc tế thuộc phân khúc giá rẻ tại thị trường Việt Nam.
"Chi phí rẻ nhờ sản xuất tại gốc nhưng chất lượng vẫn tốt, đó là lý do mà chúng tôi tồn tại được mấy mươi năm từ đời cha ông đến nay", anh Tuấn tự tin khẳng định. Tổng nhân viên và thợ cố định của doanh nghiệp đang ở mức trên 300, nhưng hệ thống các xưởng sản xuất vệ tinh đạt mốc gần 1.000 người và 70% là nữ đến từ nhiều tỉnh thành khác nhau. Điều này tạo ra khối lượng công ăn việc làm đáng kể cho người địa phương và các vùng lân cận.
Các lợi thế sẵn có này là lý do thúc đẩy Shopee móc nối với ABH trong dự án "Chuyển đổi số Doanh nghiệp Việt qua Thương mại điện tử" - nơi lan tỏa sản phẩm Việt, thương hiệu Việt trên sàn TMĐT và giúp người mua tiếp cận sản phẩm nội địa với mức giá tốt nhất từ trước tới nay.
Theo chia sẻ của anh Tuấn, dự án của Shopee đang tích cực hỗ trợ ABH làm khảo sát để định hình dòng sản phẩm bán chạy trên thị trường. Các yếu tố liên quan đến kỹ thuật như cập nhật thông số sản phẩm, quy trình đóng gói, giám sát quy trình sản xuất, kiểm hàng để hạn chế rủi ro và tự động hóa các thao tác thủ công về quản lý đơn hàng cũng được sàn hỗ trợ toàn bộ.
Những "yếu điểm" mà ABH lo ngại như đăng bán sản phẩm, marketing, chăm sóc khách hàng, vận chuyển…, cũng được giải quyết rốt ráo nhờ dự án, đơn giản hóa quá trình thâm nhập thị trường TMĐT của doanh nghiệp truyền thống.
"Với tiềm lực mạnh mẽ của Shopee và quy mô dự án "Chuyển đổi số Doanh nghiệp Việt qua Thương mại điện tử", thời gian tới, chúng tôi dự kiến mở rộng sang sản xuất chất giặt, chất xả vải vì ngạch này liên quan đến dệt may, mặt khác có thể đáp ứng nhu cầu tìm kiếm sản phẩm nội chất lượng với giá phải chăng của thị trường trong nước", anh Tuấn kỳ vọng.
Đến cuối năm 2024, đặt mục tiêu đồng hành cùng doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số, Shopee dự kiến sẽ mở rộng hợp tác với hơn 1.000 nhà sản xuất, cung ứng tại nhiều tỉnh thành trên toàn Việt Nam, đồng thời phối hợp với các Bộ, Ban, Ngành để đẩy mạnh bán hàng trực tuyến.
Tổ Quốc
TIN CŨ HƠN
- Kinh doanh online, offline đều khó: Heineken "bốc hơi" hàng tỷ đồng lợi nhuận, doanh số "lao dốc" hơn 60% trên Shopee, Lazada, Tiki
- 'Nên đánh thuế VAT hàng giá trị nhỏ qua Shopee, Tiktok'
- Đơn hàng mới ở Việt Nam cao nhất 2 năm, các công ty logistics tập trung vào thương mại quốc tế như Gemadept, SCS, SGP... hưởng lợi ra sao?
- Cuộc đua "đốt tiền" của các ông lớn công nghệ: Các ví điện tử Momo, Zalo Pay đốt cả 10.000 tỷ vẫn càng ngày càng lỗ khi Shopee, Grab đã có lãi
- "Đặt lên bàn cân" 2 thương hiệu gia vị Việt DH Foods và Trí Việt Phát: Cùng lên Shark Tank, cùng tham vọng IPO vươn ra biển lớn, nhưng chiến lược kinh doanh có gì khác?
- Công ty mẹ Shopee đạt kỷ lục doanh thu quý cao chưa từng có, TMĐT dần trở thành cỗ máy chủ lực
- J&T Express tăng trưởng mạnh năm 2023, top đầu tại Đông Nam Á 4 năm liền
- Giải pháp cho sàn TMĐT nội địa trước cạnh tranh của nhà bán nước ngoài
- Tập đoàn TMĐT khiến Alibaba, Amazon đứng ngồi không yên: Chưa đầy 2 năm đã mở rộng tới 49 quốc gia, sở hữu 870 triệu người dùng, hơn 13 triệu thương nhân
- Bán hàng online giảm tốc sau Tết