Thương mại điện tử - "Mỏ vàng" cho thương hiệu Việt mùa cuối năm
Hàng Việt Nam ngày càng cạnh tranh sòng phẳng với hàng ngoại trên các sàn TMĐT
‘Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam’ từ lâu đã không chỉ là câu khẩu hiệu hô hào cho vui, mà đã đi vào thực tế cuộc sống – đặc biệt là sự tăng trưởng ấn tượng trên kênh phân phối online.
Cụ thể hơn, những mặt hàng được cộp mác "made in Việt Nam” đang len lỏi ngày một nhiều và chiếm tỷ lệ ngày càng cao trên cả các kênh bán hàng truyền thống lẫn các hình thức bán hàng online.
Theo thống kê từ Bộ Công thương, hàng Việt Nam chiếm trên 90% tại các cơ sở phân phối của doanh nghiệp trong nước. Tại các cơ sở kinh doanh truyền thống, tỷ lệ này chiếm từ 60% trở lên, trong khi tỷ lệ này đối với hình thức bán hàng online tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ năm trước (theo khảo sát từ iPrice group).
Trên thực tế, việc gia tăng tỷ lệ hàng hóa trên các kênh bán hàng online là điều dễ hiểu do sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng của khách hàng. Theo khảo sát hành vi tiêu dùng trực tuyến của người dùng khu vực Đông Nam Á do Tập đoàn Lazada và Milieu Insight phối hợp thực hiện vào tháng 3/2022, 52% người Việt được hỏi cho biết họ yêu thích lựa chọn những thương hiệu Việt và đặt lòng tin nơi thương hiệu Việt nhiều hơn.
Nắm bắt được xu hướng này, các doanh nghiệp đã có những bước “chuyển mình” để đẩy mạnh việc bán hàng trên các kênh bán online với đa dạng ngành hàng, từ thực phẩm - nông sản chất lượng cao, mỹ phẩm cho tới thời trang… cũng đều có mặt trên gian hàng của các sàn Thương mại điện tử.
Hàng Việt “lên ngôi”, nguyên nhân do đâu?
Quay lại thời điểm 1 vài năm về trước, khi việc mua sắm online chưa quá phổ biến, người dùng có xu hướng ngại mua hàng trực tuyến do có quan niệm những món hàng được bán trên nền tảng online thường là những đồ kém chất lượng, không được đảm bảo về nguồn gốc, xuất xứ.
Tuy nhiên, những điều chưa tốt kể trên đã được các doanh nghiệp trẻ sau này - những người có tâm hồn Việt cùng cách suy nghĩ/tư duy toàn cầu, đã bổ khuyết hoàn hảo; cùng với sự hỗ trợ từ các sàn thương mại điện tử và các nền tảng mua sắm online. Nhờ thế, hiện tại, hàng Việt Nam không những có chất lượng cao vượt trội, mà còn phù hợp với sở thích – thói quen tiêu dùng của người Việt Nam.
Hàng Việt “lên ngôi”, nguyên nhân do đâu?
Quay lại thời điểm 1 vài năm về trước, khi việc mua sắm online chưa quá phổ biến, người dùng có xu hướng ngại mua hàng trực tuyến do có quan niệm những món hàng được bán trên nền tảng online thường là những đồ kém chất lượng, không được đảm bảo về nguồn gốc, xuất xứ.
Tuy nhiên, những điều chưa tốt kể trên đã được các doanh nghiệp trẻ sau này - những người có tâm hồn Việt cùng cách suy nghĩ/tư duy toàn cầu, đã bổ khuyết hoàn hảo; cùng với sự hỗ trợ từ các sàn thương mại điện tử và các nền tảng mua sắm online. Nhờ thế, hiện tại, hàng Việt Nam không những có chất lượng cao vượt trội, mà còn phù hợp với sở thích – thói quen tiêu dùng của người Việt Nam.
Cụ thể hơn: các thương hiệu nội địa ngày càng tích cực đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng cùng giá thành phù hợp; để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong giai đoạn thắt chặt chi tiêu. Chưa hết, họ cũng rất tích cực đổi mới sáng tạo, mang đến các sản phẩm phù hợp và ứng dụng cao cho người Việt.
Ví dụ: do thể trạng của người Việt Nam nhỏ hơn châu Âu – châu Mỹ, nên size áo quần – giày dép phải có sự tùy chỉnh phù hợp; thay vì sản xuất rất nhiều size L hoặc XL, các doanh nghiệp Việt đang sản xuất nhiều S và M. Thay vì sản xuất các loại skincare để chiến đấu không cân sức với các ông lớn ở thị trường mass, nhiều startup đang tiến công vào thị trường ngách sơ khai hơn là đồ chăm sóc da có nguồn gốc hoàn toàn từ thực vật tự nhiên.
Bên cạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, việc kết hợp cùng với các sản thương mại điện tử cũng là một trong những lý do khiến xu hướng “người Việt dùng hàng Việt” lên ngôi. Nếu như trước đây, khách hàng lo ngại về vấn đề hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ thì hiện tại, trên các sàn TMĐT đã cho ra mắt các Gian hàng chính hãng. Đối với những sản phẩm xuất hiện tại các gian hàng này, khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng sản phẩm do hàng đã được kiểm định và được cung cấp nguồn gốc rõ ràng.
Ngoài ra, khi mua hàng trên các sàn TMĐT này, khách hàng còn được bảo vệ tối đa về quyền lợi khi có trường hợp hỏng hóc trong quá trình vận chuyển.
Chia sẻ về những bước “chuyển mình” của thương hiệu khi gia nhập bán hàng trên các kênh bán hàng online, đại diện thương hiệu Gumac cho biết: “ Khi có mặt ở LazMall, ưu thế đầu tiên là có uy tín hơn khi bán hàng. Hơn nữa, theo quan sát của cá nhân tôi, thì tệp khách hàng của LazMall là những người tiêu dùng sành điệu, có tiền và mua sắm thông minh.
Đây là thể xem là tệp khách hàng mơ ước của tất cả các thương hiệu. Vậy nên, nếu làm tốt, thì LazMall sẽ là một ‘mỏ vàng’ để Gumac và các thương hiệu khác có thể khai thác. Nôm na hơn, nếu chúng ta có thể tạo ra được sản phẩm chất lượng và phù hợp với đối tượng khách hàng trên LazMall thì sẽ tăng doanh thu lớn ”.
Mùa lễ hội mua sắm cuối năm đã tới, theo các dự đoán từ Lazada, người Việt sẽ có xu hướng mua sắm cho các dịp lễ hội và chuẩn bị cho Tết truyền thống năm nay sớm hơn thường lệ, trong đó, nhu cầu mua các mặt hàng về làm đẹp, thời trang, điện tử, nội thất nhà cửa, thực phẩm được dự đoán sẽ tăng cao. Bên cạnh đó, người tiêu dùng sẽ tiếp tục duy trì mua sắm nhưng với tâm lý cân nhắc và thận trọng.
Do vậy, TMĐT được dự đoán sẽ tiếp tục là kênh mua sắm được ưa chuộng trong giai đoạn cuối năm vì sự tiện lợi, nhanh chóng, lựa chọn đa dạng, cũng như tiết kiệm thời gian và chi phí. Hiện tại, sàn TMĐT này cũng đang phối hợp cùng các thương hiệu, nhà bán hàng trên toàn quốc để mang đến nhiều sản phẩm đa dạng với chất lượng với giá tốt; đảm bảo đáp ứng nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng trong Lễ hội mua sắm “Mở Lazada, Mở Tết bung xõa” diễn ra từ 5/1 đến 15/1/2023 tới.
Tóm lại, trong bối cảnh thị trường đang dần được “số hóa”, thói quen mua sắm của người tiêu dùng cũng đã có sự thay đổi đáng kể từ sau đại dịch, các doanh nghiệp cũng nên có những kế hoạch để tận dụng ‘mỏ vàng” là các kênh bán hàng online.
Nếu doanh nghiệp biết tận dụng các công cụ hỗ trợ/tính năng trên sàn TMĐT để mở rộng tiếp cận khách hàng mục tiêu, từ đó tối ưu tỷ lệ chuyển đổi và tăng trưởng mạnh doanh thu trực tuyến; thì sẽ hái được nhiều quả ngọt vào mùa mua sắm cuối năm.
TIN CŨ HƠN
- Những mốc son đáng tự hào của Be năm 2022
- Nền tảng tiêu dùng đa dịch vụ Be lần đầu tiên cho ra mắt dịch vụ beAirport
- Sàn TMĐT nâng tầm ‘cuộc chơi’ giao nhận đa kênh
- VinShop chi 20 tỷ đồng hỗ trợ tạp hoá nhập hàng bán Tết
- J&T Express vững vàng trên hành trình phát triển
- Bapi HAGL ra mắt trang thương mại điện tử, ký kết chiến lược với chuỗi thực phẩm nhập khẩu được quỹ của Alibaba rót vốn
- Phát triển bền vững trong ngành Thương mại điện tử - dễ hay khó?
- J&T Express giảm giá cước vận chuyển, đồng hành cùng chủ shop
- Sự phi thường của TMĐT: Tại sao giao hàng từ Trung Quốc về Việt Nam chỉ mất vài ngày, nhưng phí ship 10.000 đồng - rẻ hơn cả nội thành?
- beFood nay còn là trợ thủ đắc lực của các chủ nhà hàng