Sau 20 lần thất bại trong 2 năm, anh chàng trở thành tỷ phú với ứng dụng ‘trả lại’ cho người dùng 1 tiếng đồng hồ mỗi tuần

Startup của Apoorva Mehta hiện trị giá hơn 17 tỷ USD.

Theo một thống kê, có 20% startup thất bại trong năm đầu tiên và 50% thất bại trong vòng 5 năm. Tuy nhiên, nhiều ý tưởng không phải quá tồi mà chỉ do gặp không đúng thời điểm.

Lấy Apoorva Mehta, CEO của Instacart làm ví dụ. Ứng dụng giao hàng tạp hóa của anh đã chứng kiến nhu cầu khách hàng và thị phần tăng vọt trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Nhờ đó, anh trở thành tỷ phú USD ở tuổi 33. Dù vậy, trước khi thành công với Instacart, Mehta cũng từng thất bại hết lần này đến lần khác.

20 lần khởi nghiệp thất bại trong 2 năm

Sau thời gian làm việc tại nhiều công ty lớn như Qualcomm, Blackberry và Amazon, Mehta bắt đầu nảy ra một số ý tưởng kinh doanh của riêng mình. Trong đó có một mạng quảng cáo cho các công ty trò chơi và một ứng dụng mạng xã hội dành riêng cho luật sư. Thế nhưng, cả hai đều thất bại.

Không lâu sau, Mehta phát hiện ra rằng điều còn thiếu chính là đam mê. Anh chia sẻ: "Khi về đến nhà, tôi không nghĩ về nó bởi tôi không quan tâm đến luật sư".

Chân dung Apoorva Mehta.

Suy ngẫm về lối sống của mình ở San Francisco và niềm yêu thích với việc nấu ăn, Mehta nhận thấy khi đó (năm 2012), việc mua hàng tạp hóa không mấy thuận tiện. Vì vậy, anh nảy ra một ý tưởng kinh doanh mới. Mọi người mua kết quả chứ không phải dịch vụ và đó là lý do ra đời của dòng giới thiệu của Instacart: "Trả lại cho bạn 1 tiếng đồng hồ mỗi tuần". Sứ mệnh của Instacart là giúp người dùng tiết kiệm được nhiều thời gian hơn khi mua đồ tạp hóa qua trang web/ứng dụng của họ.

Mehta đã nghiên cứu sự thăng trầm của Webvan, một công ty huy động được 375 triệu USD trong đợt IPO năm 1999 và đạt được mức định giá cao nhất là 1,2 tỷ USD nhưng lại đệ đơn phá sản chưa đầy 3 năm sau đó.

Cách nuôi dưỡng ý tưởng kinh doanh

Mehta nói: "Lý do để thành lập công ty là mang lại sự thay đổi mà bạn rất tin tưởng cho thế giới này". Dưới đây là một số gợi ý của anh để rèn luyện bản năng kinh doanh:

Tìm một nhóm có cùng chí hướng: Theo Mehta, một trong những điều tồi tệ khi khởi nghiệp là kể ý tưởng kinh doanh cho gia đình hoặc nhóm bạn. Nhiều khả năng, họ sẽ không ủng hộ hoặc thậm chí chê cười, khiến bạn nản lòng và từ bỏ. Thay vào đó, bạn có thể tìm một nhóm những người có cùng chí hướng kinh doanh để trao đổi về ý tưởng của mình.

Nắm bắt xu hướng thị trường: Việc có thông tin kịp thời, phù hợp với tư cách là một doanh nhân thực sự rất quan trọng. Các ngành thay đổi liên tục và nếu trở thành nắm bắt xu hướng mới, bạn sẽ có khả năng thành công cao hơn.

Hỏi bản thân "Mình có thực sự muốn khởi nghiệp không?": "Tại sao việc kinh doanh này lại quan trọng?". Trước khi bắt tay vào mọi việc, hãy tự đặt và trả lời câu hỏi trên để xác định rõ ràng mục tiêu ngay từ đầu. Nếu bạn quyết định khởi nghiệp, hãy mạnh dạn tiến hành vì dù có thất bại, bạn cũng có được kinh nghiệm và bài học quý giá.

Nguồn: Inc

Theo: Mộc Tiên Doanh nghiệp và Tiếp thị

TIN CŨ HƠN


Tìm Đại lý phân phối, Nhà cung cấp nổi bật