Wolt - thế lực mới trong mảng giao đồ ăn châu Âu
Nhóm các nhà đầu tư dẫn đầu đợt rót vốn vào Wolt là Iconiq Capital (quỹ đầu tư mạo hiểm hàng đầu Thung lũng Silicon), ông chủ Facebook Mark Zuckerberg và CEO Twitter Jack Dorsey.
Một số cái tên khác cũng tham gia trong vòng gọi vốn gồm KKR, quỹ từ Goldman Sachs, và hai quỹ liên kết với công ty cổ phần tư nhân Thụy Điển EQT. Danh sách còn có vài công ty đầu tư mạo hiểm hàng đầu của châu Âu và Israel. Khoản tài trợ mới nhất nâng tổng số tiền mà Wolt đã huy động được kể từ khi thành lập năm 2014 lên 856 triệu USD, cao hơn 108 triệu USD trong vòng gọi vốn vào tháng 5 năm ngoái.
![]() |
Wolt đa dạng hình thức giao đồ ăn bằng nhiều loại phương tiện: Ảnh: Sean Gallup/Getty Images. |
Theo Bloomberg, lý do khiến Wolt được quan hơn nhờ chiến lược phát triển nhằm phục vụ các thành phố và thị trấn nhỏ. Nhiều đối thủ cạnh tranh của họ ở châu Âu như Deliveroo, UberEats và Foodora, chủ yếu thành công ở các thành phố lớn. Wolt muốn xây dựng nền tảng ở 129 thành phố và thị trấn nhỏ tại hơn ở 23 quốc gia, trải dài từ Scandinavia và Baltics đến Trung và Đông Âu. Công ty gần đây còn mở rộng sang Nhật Bản và Đức.
Hoạt động kinh doanh của công ty có trụ sở tại Helsinki (Phần Lan) tăng gấp ba lần trong năm qua lên 345 triệu USD, một phần nhờ nhu cầu giao hàng tận nhà tăng cao trong đại dịch. Dù lỗ 38 triệu USD, các nhà đầu tư vẫn đánh giá Wolt là một công ty khởi nghiệp tăng trưởng cao. Đối thủ của Wolt là Deliveroo còn lỗ đến 434 triệu USD năm 2019, nhưng doanh thu tăng gấp đôi.
Một phân tích từ công ty dữ liệu đầu tư Dealroom và công ty dữ liệu ứng dụng di động Priori Data Insights cho thấy các công ty như UberEats hoặc Deliveroo có thể lãi trung bình khoảng 4,85 USD cho mỗi đơn đặt hàng ở các thành phố lớn của châu Âu. Ngược lại họ sẽ mất 3,64 USD mỗi đơn hàng khi giao ở khu vực ít thưa dân hơn.
Ngoài ra, ứng dụng giao hàng dẫn đầu thị trường ở bất kỳ đâu cũng có lợi hơn vì đối thủ đến sau phải chi nhiều vào tiếp thị. Đây cũng là cơ sở để Wolt nhắm đến các thành phố và quốc gia mà các đối thủ như Deliveroo hoặc Delivery Hero, chưa có mặt.
Wolt cho biết họ đã tìm ra cách phục vụ các thị trường nhỏ hơn bằng cách sử dụng tốt hơn phần mềm định tuyến phân phối và dự báo nhu cầu sử dụng trí tuệ nhân tạo hỗ trợ. Nếu khả thi, công thức tương tự có thể cho phép công ty cuối cùng thâm nhập vào những nơi chẳng hạn như Mỹ, nơi phần lớn nhu cầu ở các vùng ngoại ô có mật độ thấp.
Nhờ Covid-19, Wolt có cơ hội để mở rộng ngoài mảng giao hàng tại nhà hàng sang các cửa hàng tạp hóa và bán lẻ nói chung. Công ty có kế hoạch sử dụng tiền từ vòng gọi vốn gần đây nhất để tăng gấp đôi vào phân khúc thị trường này.
Thành Dương (theo Bloomberg)
TIN CŨ HƠN
- Chàng trai Việt trở thành Chủ tịch startup công nghệ chục triệu Yên sau nhiều năm không ngại rửa bát thuê, quyết tâm bám trụ trên đất Nhật
- Nữ sinh vừa học vừa startup và điều hành 2 công ty, tiết lộ bí kíp tối đa hóa năng suất, điều thứ 5 đặc biệt đúng trong đại dịch
- Chàng sinh viên bỏ đại học để khởi nghiệp, trở thành ông chủ của startup giá trị nhất châu Âu, huy động thành công 450 triệu USD
- Nổi từ Shark Tank, phủ khắp kệ siêu thị lớn, bán mắm tôm đến thị trường khó tính Nhật, Hàn, Đài...: 6 bí quyết của Mắm Lê Gia dành cho mọi SMEs
- YouTuber ‘chơi lớn’ mở 300 nhà hàng hamburger chỉ trong 1 ngày, tiết lộ mô hình kinh doanh sẽ sớm ‘thống trị’ thế giới
- Từ Israel, vợ chồng 9x về quê làm nông nghiệp không hóa chất: Biến đất cứng như đá thành vườn dược liệu xanh mướt, sống rất hạnh phúc!
- Homefarm và chiến lược "đi thật xa để trở về": Từ tiệm nhỏ bán đồ nhập khẩu trở thành chuỗi 110 cửa hàng thực phẩm sạch
- Nữ CEO 9x từng gọi vốn thất bại trên Shark Tank Việt Nam, sau 3 năm khởi nghiệp đúc rút: "Khởi nghiệp là làm việc hết mình chứ không phải vắt kiệt bản thân"
- Bí quyết kinh doanh thành công của cặp vợ chồng chủ chuỗi cửa hàng bán lẻ đồ gia dụng Mỹ
- 8X thành công với chuỗi cửa hàng nhượng quyền thương hiệu gia dụng Mỹ