SIHUB và chương trình chung tay hỗ trợ startup Việt
Những startup Việt được SIHUB lựa chọn hoạt động trong những ngành liên quan đến nông nghiệp, thực phẩm, giáo dục, sức khỏe và y tế. Đây là những lĩnh vực mà các startup Việt có ưu thế khi thâm nhập thị trường nước ngoài.
SIHUB cũng kỳ vọng sẽ tuyển chọn được một vài startup nổi trội trong các ngành công nghệ mới phát triển như trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ tài chính (Fintech) hay Internet vạn vật (IoT).
Theo bà Nguyễn Phi Vân – Chủ tịch Hội đồng cố vấn SIHUB, startup được tuyển chọn phải có dịch vụ, sản phẩm và khả năng thâm nhập thị trường quốc tế.
“Để làm được điều này, dĩ nhiên phải có sự hỗ trợ từ đối tác quốc tế là các chuyên gia trong ngành và có mối quan hệ tốt để có thể giới thiệu startup với các đối tác, khách hàng tiềm năng. Chúng tôi mong muốn trong vòng 3 tháng, các startup Việt sẽ tìm được đối tác để có thể đưa sản phẩm ra thị trường”, bà Vân cho biết.
Về chi phí, SIHUB sẽ tài trợ một phần, phần còn lại do các đối tác cùng tham gia đóng góp. Startup cần hiểu rõ để thâm nhập thị trường bản địa phải có chiến lược gì, các bước đi thế nào và có cần hiệu chỉnh mô hình hay không, đây cũng là điều SIHUB đòi hỏi.
“Chúng tôi chỉ cần startup hoàn thành 60 – 70% mục tiêu đặt ra là xem như đã thành công. Và, sau khi đạt mục tiêu ở thị trường nước ngoài, tôi tin chắc các startup có thể tiếp tục nâng cao doanh số, mở rộng thị trường tại Việt Nam”, bà Vân nhấn mạnh.
Qua quá trình tuyển chọn, bà Vân nhận thấy điểm mạnh của các startup Việt là sự kết hợp nhiều nhân tài ở các lĩnh vực khác nhau để cùng phát triển sản phẩm, chinh phục thị trường. Đa phần các startup này đều có những người sáng lập học ở nước ngoài về, có sự hiểu biết nhất định về thị trường quốc tế. Đây chính là thế mạnh để startup Việt vươn ra thế giới.
“Về điểm yếu, các bạn chưa có tầm nhìn rộng ra thế giới, nghĩa là đang dò dẫm từng bước. Thực tế cho thấy, đội ngũ startup Việt không có nhiều nhà sáng lập có kinh nghiệm nên tư duy về thị trường toàn cầu còn hạn chế”, bà Vân phân tích và khẳng định SIHUB sẽ đồng hành và hỗ trợ các startup từng bước khắc phục điểm yếu này.
Theo: DNSG Online
TIN CŨ HƠN
- TP HCM đã chi hàng chục triệu USD cho khởi nghiệp sáng tạo
- Bị bố phản đối lập công ty với tư duy "làm nhỏ cho chắc", chàng trai 28 tuổi vẫn quyết "cắm” nhà vay ngân hàng lập nghiệp, giờ trở thành ông chủ của 86 cửa hàng túi xách Miti, nhắm doanh thu nghìn tỷ
- 13 năm lăn lộn thương trường vẫn thua lỗ "sấp mặt" 3 lần, tôi nhận ra: Khởi nghiệp đừng ham làm cánh chim đầu đàn, coi chừng "chết không kịp ngáp"!
- Khởi nghiệp ngành khách sạn trong thời đại công nghệ 4.0: Startup nên thay thế con người bằng robot?
- Khởi nghiệp thua lỗ phải sang Nhật kiếm tiền trả nợ, chàng trai này giờ là ông chủ của chuỗi cà phê Specialty, giá 100.000 đồng/ly mà khách nườm nượp, còn hỗ trợ The Coffee House mở quán
- Khởi nghiệp theo hướng tạo tác động xã hội doanh nghiệp cần gì?
- 26 tuổi thành lập được startup có người hỏi mua với giá 100 triệu USD nhưng quyết không bán, 30 tuổi trở thành ông chủ của công ty trị giá 500 triệu USD
- Sai lầm kinh điển của người muốn startup: Giỏi làm bánh và nghĩ rằng mình có thể mở hiệu bánh!
- Ngược lại với Shark Khoa, một doanh nhân top Forbes Under 30 khuyên: Hãy khởi nghiệp khi 19, 20 - độ tuổi "vàng" để phạm sai lầm, trả giá và chưa bị 'trói' bởi... gia đình!
- "Tiền đổ vào start-up Việt đang tăng đột biến"