So sánh 6 yếu tố quyết định thành công trong ngành bán lẻ của các "ông trùm" để biết tại sao Vincommerce vượt xa Saigon Co.op, Lotte, AEON,...
Đặc biệt, dựa trên kinh nghiệm khi làm việc với các nhà bán lẻ hàng đầu trên khắp Đông Nam Á, McKinsey chỉ ra 6 yếu tố then chốt để chiến thắng trên mặt trận bán lẻ ở Việt Nam: mạng lưới và quy mô (1), tuyên bố giá trị (2), hoạt động kinh doanh phụ trợ (3), uy tín thương hiệu (4), lợi thế về bất động sản (5) và nền tảng đa kênh (6).
Mạng lưới
Một hệ thống lớn, được kết nối chặt chẽ là rất quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng bán lẻ và quy mô công ty. Khả năng phát triển mạng lưới, hệ thống cửa hàng phụ thuộc vào vốn, kỹ năng của tập đoàn và khả năng tìm và có được vị trí đắc địa. McKinsey lấy ví dụ Vingroup có lợi thế rất lớn về bất động sản.
Các công ty lớn đã xây dựng một mạng lưới dày đặc các cửa hàng nhỏ ở thành thị, nhắm đến đối tượng bình dân. Mở rộng hiệu quả quy mô sẽ giúp công ty tạo sức mạnh thương lượng để cạnh tranh bằng giá cả và mang lại tỷ suất lợi nhuận cao hơn. Nhưng McKinsey cũng lưu ý việc nhân rộng quy mô phải được quản lý chặt chẽ.
Cam kết giá trị
Cho đến nay, McKinsey đánh giá không có công ty nào thực sự bứt phá ở thị trường hàng tạp hóa (không có công ty nào đạt chấm xanh). So với các thị trường khác, các công ty ở thị trường Việt Nam chưa tạo ra sự khác biệt bằng các cam kết giá trị.
McKinsey cho rằng các công ty khó có thể thành công nếu họ cố gắng vượt trội trong mọi khía cạnh: từ giá cả đến quy mô, dịch vụ bán hàng, hay sự thuận tiện. Tốt hơn là nên tập trung vào một giá trị rõ ràng để thu hút khách hàng từ đối thủ cạnh tranh.
Nhà bán lẻ thành công là công ty biết tạo ra sự khác biệt với đối thủ bằng cách lựa chọn và tập trung vào yếu tố phù hợp tốt nhất với nhu cầu của khách hàng, thay vì cố gắng làm tất cả mọi thứ.
Các hoạt động phụ trợ
Các hoạt động phụ trợ như logistics, kinh doanh hàng nhãn riêng và xây dựng hệ thống khách hàng thân thiết là đặc biệt quan trọng. Những điều này sẽ giúp người tiêu dùng có được lòng tin vào thương hiệu và củng cố giá trị của công ty.
Uy tín thương hiệu
Tăng cường uy tín thương hiệu thông qua tiếp thị và xây dựng niềm tin với khách hàng là điều tối cần thiết để khiến họ trung thành hơn. Đây là một yếu tố then chốt, nhất là với thị trường Việt Nam, nơi người tiêu dùng vẫn đang mua hàng bằng "niềm tin".
Lợi thế về bất động sản
Càng xuất hiện nhiều và ở gần khu vực trung tâm thì khách hàng càng dễ nhận diện và ghi nhớ hình ảnh thương hiệu.
Nền tảng đa kênh
Khi các nhà bán lẻ phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng lớn, nền tảng đa kênh sẽ làm nên điều khác biệt. Nền tảng đa kênh cho phép nhà bán lẻ giảm chi phí vận hành các cửa hàng vật lý và tạo ra trải nghiệm thuận tiện, nhanh chóng hơn cho việc mua sắm của khách hàng.
TIN CŨ HƠN
- “Nâng hạng” vào siêu thị
- Xu hướng bán lẻ đa kênh: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam
- VinComerce đứng đầu top 10 công ty bán lẻ uy tín năm 2019
- Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khiến ‘chiến trường’ TMĐT xuyên biên giới ở Việt Nam ngày càng nóng bỏng
- Hai gã khổng lồ Grab và Shopee bắt tay nhau, cam kết giao hàng trong 1 giờ: Cuộc chiến giao hàng TMĐT ngày càng khốc liệt và tốn kém
- TPHCM 100% siêu thị, cửa hàng tiện lợi không dùng túi nilon vào cuối năm 2020, tiểu thương tại chợ sẽ giảm 50% đóng gói túi nilon trong năm 2019
- Doanh thu từ ngành bán lẻ tiếp tục đà tăng trưởng
- Bán lẻ: Trải nghiệm khách hàng là chìa khóa
- Ngành bán lẻ thay đổi theo khách hàng
- Doanh nghiệp hướng đến tiêu dùng xanh