Startup ứng dụng công nghệ vào phim hoạt hình 3D trắng tay ở Shark Tank vì 'dự án dễ thương nhưng thương không dễ'
Tập 7 Shark Tank – Thương vụ bạc tỷ có sự góp mặt của một gương mặt startup mới trong lĩnh vực công nghệ truyền thông. Giới thiệu đến các nhà đầu tư công nghệ sản xuất phim 3D và các giải pháp môi giới bất động sản, nhà sáng lập Trương Thị Ngọc Ngân của công ty SMB mong muốn kêu gọi số vốn 11 tỷ đồng cho 30% cổ phần công ty.
Mở đầu phần trình bày, nhà sáng lập giới thiệu Sơn Thần - dự án phim hoạt hình ứng dụng công nghệ 3D đầu tiên của Việt Nam. Ngoài mục đích giải trí, dự án phim này sẽ đưa nền công nghiệp hoạt hình Việt Nam lên một tầm cao mới, trở thành phim hoạt hình đầu tiên của quốc gia đạt chuẩn quốc tế. Bên cạnh dự án trên, công ty SMB còn có giải pháp ứng dụng về bất động sản. Không chỉ đơn thuần giới thiệu công nghệ bất động sản mà còn trở thành nhà phân phối thông minh cho tất cả các sàn giao dịch bất động sản tại Việt Nam.
Giới thiệu bản thân dày dạn kinh nghiệm 15 năm trong ngành môi giới bất động sản và lĩnh vực đạo diễn phim truyền hình, nhưng khi nhà đầu tư yêu cầu liệt kê các dự án đã thực hiện trong quá khứ, Ngọc Ngân kiên quyết giữ bí mật. Hơn nữa sự nhập nhằng trong quy mô, bài toán kinh doanh cũng không được Ngọc Ngân trả lời thỏa đáng trước hội đồng đầu tư.
Thông tin “nhiễu”, các cá mập lần lượt lắc đầu
Startup “lạ lùng” với quá nhiều điều bí mật khiến Shark Hưng là người đầu tiên đưa ra lời từ chối. Shark Hưng cho rằng nhận xét thẳng thắn “anh thấy đề tài của em kể cả bộ phim 3D lẫn câu chuyện bất động sản không thuyết phục”.
Ưa thích đầu tư mạo hiểm nhưng Shark Việt cũng không thể đầu tư vào SMB với lý do: “dự án dễ thương nhưng thương không dễ”. Còn Shark Linh thì có cảm nhận, Ngọc Ngân đang kêu gọi đầu tư vào dự án chứ không phải công ty. Vì vậy, “cá mập” của Vina Capital thấy không hứng thú.
Shark Dzung Nguyễn cho hay: “Thông thường để đầu tư vào các công ty ở giai đoạn đầu, anh muốn công ty đấy tập trung một thứ. Khi lớn mình có thể làm nhiều thứ nhưng ở giai đoạn này, mình nên tập trung. Hiện nay, anh thấy dự án phim 3D rồi các trang thông tin về môi giới bất động sản không có mối liên hệ nào cả”. Với sự nhập nhằng này, “cá mập công nghệ” cũng quyết định từ chối SMB.
Trái ngược với tất cả, Shark Phú bất ngờ bày tỏ sự hứng thú với SMB, tuy nhiên đây không phải lĩnh vực thế mạnh nên ông chủ Sunhouse không thể quá liều lĩnh đầu tư. “Về tính nhân văn trong câu chuyện của em, anh rất muốn đầu tư nhưng “liều cũng vừa vừa”. Nếu có Shark đầu tư thì anh góp chung nhưng rất tiếc đều từ chối rồi nên anh quyết định không đầu tư vào dự án của em” – Shark Phú chia sẻ.
Vài nét về SMB
- SMB: Chuyên về sản xuất phim hoạt hình 3D và môi giới bất động sản.
- Kêu gọi: 11 tỷ đồng cho 30% cổ phần
- Kết quả: Không được cam kết đầu tư
Theo: Trí Thức Trẻ
TIN CŨ HƠN
- Shark Hưng lần đầu tiên "rút" 17 tỷ đồng cùng Shark Việt đầu tư vào startup công nghệ y học cho tương lai, founders là các nhà khoa học, "dở kinh doanh"
- Nhiều startup Nhật Bản chọn Đông Nam Á làm nơi lập nghiệp
- Bà mẹ trẻ gọi vốn thành công 5 tỷ đồng trên Shark Tank: Có thể bạn chưa giỏi nhưng chỉ cần biết lắng nghe và cầu thị, chắc chắn sẽ tiến xa
- Ứng dụng đặt chỗ giảm giá được bốn quỹ ngoại rót 20 tỷ đồng
- Thị trường đã là đại dương đỏ, vì sao Shark Dzũng vẫn quyết định đầu tư 2 tỷ đồng vào startup tìm việc này?
- Hậu Shark Tank mùa 1: Dấm gạo Thuỷ Tâm đã vượt qua vòng thẩm định, nhận 4 tỷ đồng từ Shark Phú và Shark Vương như cam kết trên truyền hình
- Startup chia sẻ văn phòng WeWork được rót thêm 1 tỷ USD vốn đầu tư
- Lý do Shark Phú luôn chất vấn startup “nếu có đối thủ mạnh hơn họ làm y hệt thì sao”: Sunhouse đã từng gặp bài toán tương tự, gần như “không có lời giải” từ một đối thủ Hàn Quốc
- Không riêng gì shark Hưng, cựu cố vấn Apple cũng từng khuyên người trẻ tuổi 23: Hãy sống phụ thuộc vào cha mẹ lâu nhất có thể!
- 2 điểm đáng gờm khiến Shark Phú rót gần 5 tỷ vào startup này dù nhận xét 'các em dù đi đầu nhưng có thể chết ngay lập tức'