Ứng dụng đặt chỗ giảm giá được bốn quỹ ngoại rót 20 tỷ đồng
Startup về giảm giá JAMJA vừa công bố gọi vốn thành công trong vòng Pre series A số vốn gần 20 tỷ đồng từ 3 quỹ đầu tư lớn của Hàn Quốc KB gồm: Investment (một nhánh của KB Financial Group - tập đoàn sở hữu KB Bank - một trong những ngân hàng lớn nhất Hàn Quốc), Nextrans, Bon Angles và một đến từ Nhật Bản là Tập đoàn Công nghệ thông tin Framgia.
Ông Lê Hùng Việt - CEO JAMJA cho hay, tại vòng gọi vốn hồi tháng 7 vừa qua, trở ngại lớn nhất mà dự án đã vượt qua là thuyết phục các nhà đầu tư về tiềm năng của một ứng dụng giảm giá tại Việt Nam, nhất là sau khi các nền tảng giảm giá voucher truyền thống theo mô hình groupon (mua theo nhóm) trên đà suy giảm.
Với nguồn vốn mới, startup này sẽ sử dụng để thúc đẩy tăng trưởng theo chiều sâu sau khi dịch vụ trọng tâm - đặt chỗ giảm giá theo giờ của JAMJA cán mốc 100.000 lượt đặt thành công mỗi tháng.
"Tính năng đặt chỗ khuyến mãi theo giờ do JAMJA phát triển sẽ nâng cấp, giúp cho đối tác có thể tối ưu và quản lý doanh số tốt hơn theo khung giờ và số lượng chỗ trống, bàn trống thông qua các mức giảm giá khác nhau theo thực tế bán hàng trong ngày. Khách hàng cũng sẽ hưởng lợi bằng các tiện ích như đặt chỗ tức thì với mức giảm giá đến 70% ở một số thời điểm trong ngày, ngoài các mức giảm bình quân từ 30-50%", ông Việt nói.
Ứng dụng này được các quỹ đầu tư đánh giá cao về tầm nhìn cũng như chiến lược phát triển thị trường. |
Chia sẻ lý do rót vốn, đại diện quỹ đầu tư Nextrans - ông Seung-ho Chae cho hay, khuyến mãi theo giờ là mô hình kinh doanh khá thành công tại Trung Quốc và Hàn Quốc với sự tham gia của nhiều quỹ đầu tư mạo hiểm danh tiếng. "Khả năng biến ý tưởng thành thực tế với kết quả rõ rệt là yếu tố chính cho quyết định đầu tư vào JAMJA của chúng tôi. Tại Trung Quốc hiện có Meituan-Dianping - startup giảm giá và giao hàng chuẩn bị IPO ước tính giá trị lên đến 60 tỷ USD, chúng tôi cũng kỳ vọng JAMJA sẽ trở thành hiện tượng tương tự tại Việt Nam...", vị này nói.
Jun Lee - Đại diện quỹ đầu tư KB nhấn mạnh, ứng dụng này tập trung tăng trưởng khách hàng thế hệ Z (giới trẻ trong độ tuổi 20 và 30) tại Việt Nam. Từ nhu cầu của đối tượng khách hàng này, dự án cung cấp mã giảm giá và ưu đãi tại nhiều lĩnh vực như: nhà hàng, làm đẹp, thời trang, mua sắm thông qua hình thức khuyến mãi theo giờ. Vị này kỳ vọng JAMJA trở thành một trong những ứng dụng khuyến mãi hàng đầu tại Việt Nam.
Đánh giá cao về tầm nhìn thị trường của ứng dụng giảm giá Việt, ông Taihei Kobayashi, Giám đốc điều hành của công ty Framgia Inc cho hay, với nguồn lực kỹ thuật vốn là thế mạnh, tập đoàn sẽ giúp JAMJA chinh phục thị trường thông qua việc thay đổi nhận thức của khách hàng bằng nền tảng khuyến mãi và khả năng gia tăng tần suất sử dụng dịch vụ.
Về kế hoạch thời gian tới, đại diện JAMJA cho hay, công ty sẵn sàng cho vòng gọi vốn tiếp theo sẽ diễn ra vào cuối năm 2018. "Mục tiêu của chúng tôi là trở thành nền tảng giảm giá thống lĩnh ngành dịch vụ, giống một số dự án cùng lĩnh vực khá thành công tại Trung Quốc", Việt dự định.
Quá trình gọi vốn trong vòng Pre series A tiến triển nhanh chóng từ sau khi JAMJA tham gia cuộc thi Asiabeat tại Hàn Quốc vào cuối năm 2017. Tại đây, dự án giành giải đầu tư từ Bon Angles - một quỹ đầu tư nổi tiếng tại Hàn Quốc. Trước đó, trong năm 2016 và 2017, startup này đã nhận vốn đầu tư từ Foody.vn và ESP Capital.
JAMJA được thành lập từ 2015 với xuất phát điểm là nền tảng tổng hợp thông tin khuyến mãi giảm giá sẵn có của các thương hiệu lớn đăng tải trên internet như Fanpage hay website. Dự án liên tục mở rộng và tích hợp thêm nhiều tiện ích cho khách hàng, trong đó là dịch vụ đặt chỗ giảm giá theo giờ (time-based discount for booking) tại Việt Nam.
Nhờ khả năng tùy biến giảm giá theo giờ, ứng dụng có thể kết hợp với rất nhiều thương hiệu lớn tại Việt Nam với mức giảm sâu độc quyền lên đến 70%. Mỗi tháng, JAMJA có hơn một triệu người dùng và đạt gần 5 triệu lượt xem tin khuyến mãi. Dự kiến, trong năm nay, ngoài Hà Nội và TP HCM, ứng dụng sẽ có mặt tại các thành phố lớn khác trên cả nước; đồng thời, mở rộng liên tục sang các nhóm ngành dịch vụ khác ngoài mua sắm, ăn uống.
Theo: Thành Tâm - vnexpress.net
TIN CŨ HƠN
- Thị trường đã là đại dương đỏ, vì sao Shark Dzũng vẫn quyết định đầu tư 2 tỷ đồng vào startup tìm việc này?
- Hậu Shark Tank mùa 1: Dấm gạo Thuỷ Tâm đã vượt qua vòng thẩm định, nhận 4 tỷ đồng từ Shark Phú và Shark Vương như cam kết trên truyền hình
- Startup chia sẻ văn phòng WeWork được rót thêm 1 tỷ USD vốn đầu tư
- Lý do Shark Phú luôn chất vấn startup “nếu có đối thủ mạnh hơn họ làm y hệt thì sao”: Sunhouse đã từng gặp bài toán tương tự, gần như “không có lời giải” từ một đối thủ Hàn Quốc
- Không riêng gì shark Hưng, cựu cố vấn Apple cũng từng khuyên người trẻ tuổi 23: Hãy sống phụ thuộc vào cha mẹ lâu nhất có thể!
- 2 điểm đáng gờm khiến Shark Phú rót gần 5 tỷ vào startup này dù nhận xét 'các em dù đi đầu nhưng có thể chết ngay lập tức'
- Chồng không cho lên Shark Tank vì "lãi đủ sống rồi", bà mẹ trẻ mới sinh con vẫn quyết gọi 5 tỷ đồng cho dự án đồ bảo hộ lao động, sẵn sàng thế chấp căn nhà 5 tỷ đồng cho shark để lấy lòng tin
- Bán hàng "không thương hiệu", startup thương mại điện tử được định giá 500 triệu USD
- Lên Shark Tank Việt Nam gọi vốn, cặp song sinh chế tạo cầu dắt xe được Shark Phú "cho vay" gần 5 tỷ đồng, lãi suất 20%
- Bỏ việc full time trong lĩnh vực tài chính, quảng cáo ở Mỹ, 2 người trẻ Việt quay về nước mở công ty bán đệm vì câu nói ‘Đây là đệm Kymdan, ai cũng mua loại này’ của một nhân viên bán hàng