Sức mua tăng cao, doanh thu bán lẻ hàng hóa khởi sắc trong 7 tháng
Doanh thu bán lẻ hàng hóa 7 tháng năm nay chiếm 75,2% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng - Ảnh minh họa.
Tổng cục Thống kê đánh giá, hoạt động thương mại dịch vụ trong 7 tháng đầu năm 2018 tiếp tục xu hướng tăng khá, sức mua tiêu dùng tăng cao, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đã lên đến gần 2,5 triệu tỷ đồng.
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong tháng 7/2018 ước tính đạt 371,5 nghìn tỷ đồng, tăng 1,6% so với tháng trước và tăng 13,3% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 277,1 nghìn tỷ đồng, tăng 1,6% và tăng 14%; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 45,9 nghìn tỷ đồng, tăng 2,1% và tăng 6,4%; doanh thu du lịch lữ hành đạt 3,5 nghìn tỷ đồng, tăng 2,3% và tăng 9,2%; doanh thu dịch vụ khác đạt 45 nghìn tỷ đồng, tăng 1% và tăng 17,4%.
Tính chung 7 tháng đầu năm 2018, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt gần 2,5 triệu tỷ đồng, tăng 11,1% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá thì tăng 8,4%.
Xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa 7 tháng năm nay ước tính đạt gần 1,9 triệu tỷ đồng, chiếm 75,2% tổng mức và tăng 11,7% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, ngành hàng lương thực, thực phẩm tăng 12,6%; may mặc tăng 12,4%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 12,3%; vật phẩm văn hoá, giáo dục tăng 10,3%; phương tiện đi lại tăng 10,4%.
Một số địa phương có mức tăng khá, trên 12% là Thái Nguyên, Tp.HCM, Thanh Hóa, Lâm Đồng, Bình Định, Bắc Giang, Hà Nội và Nam Định.
Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 7 tháng qua ước tính đạt 306,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 12,3% tổng mức và tăng 9,1% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu du lịch lữ hành ước tính đạt 23,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,9% tổng mức và tăng 17,7% so với cùng kỳ năm 2017.
Bên cạnh đó, doanh thu dịch vụ khác trong 7 tháng đầu năm 2018 ước tính đạt 288,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,6% tổng mức và tăng 9% so với cùng kỳ năm 2017.
Theo: vneconomy.vn
TIN CŨ HƠN
- Target và chiến lược trở thành nơi mua sắm tiện lợi nhất
- 70-90% trong 1,3 triệu chủ shop kinh doanh nhỏ lẻ vẫn quản lý cửa hàng bằng ghi chép thủ công
- Đời sống cao, người Việt vung tiền sắm hàng điện máy cao cấp
- Hà Nội triển khai lắp đặt 1.000 máy bán hàng tự động
- Công thức giá rẻ bất hủ của IKEA
- Alfamart - “thần tượng” của Bách Hóa Xanh: Vượt mặt chợ và tạp hóa, đá văng 7-Eleven khỏi sân nhà, tham vọng phủ khắp Đông Nam Á
- Cửa hàng tạp hóa Việt đang thiếu tự tin vào ngành bán lẻ
- Việt Nam đang có 1,4 triệu cửa hàng bán lẻ
- Cửa hàng tạp hóa truyền thống bi quan về tương lai
- "Nghịch lý” cửa hàng tiện lợi: Chi phí cao, cạnh tranh nhiều, cả năm không có lãi, nhưng vẫn cứ mọc lên như nấm!