Tại sao snack là mặt hàng hứa hẹn dẫn đầu xu hướng trong tương lai ngành tiêu dùng nhanh?
Nielsen gọi đấy là câu chuyện lạ về sự tăng trưởng trên toàn cầu khi snack làm thoả mãn cơn khát của người tiêu dùng trên toàn thế giới. Theo đó, các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm này đã tăng 3,4 tỷ USD trên toàn cầu trong năm 2017.
Thị trường Việt Nam cũng không ngoại lệ. Số liệu từ dịch vụ đo lường bán lẻ của Nielsen cho thấy tốc độ tăng trưởng danh nghĩa của ngành snack Việt Nam đang tăng mạnh, đạt 19,1% trong Q3/2017, cao hơn nhiều nước trong khu vực như Thái Lan (4,4%), Indonesia (9,5%) hay Philippines (11,6%).
Hãng nghiên cứu thị trường Statista ước tính bình quân một năm người Việt tiêu thụ khoảng 700 gram snack – với giá 3,77 USD, tương đương 85.000 đồng. Mức tiêu thụ được dự báo sẽ tăng nhẹ lên 740 gram sau 4 năm tới.
Tổng doanh thu của sản phẩm này ước tính khoảng 354 triệu USD, tương đương 8.000 tỷ đồng năm 2017. Dự báo đến năm 2021 doanh thu toàn thị trường khoảng 455 triệu USD, tương đương 10.300 tỷ đồng.
Báo cáo của Decision Lab nhấn mạnh việc giới trẻ trong độ tuổi từ 15 – 23 "đang ăn vặt suốt cả ngày".
Thị trường ăn vặt đang ngày càng phát triển, trở nên hấp dẫn hơn nhờ vào xu hướng thay đổi cách chi tiêu ở nhóm giới trẻ, do thu nhập bình quân người Việt tăng lên, cuộc sống thay đổi theo lối công nghiệp khiến giới trẻ tiêu dùng nhiều hơn và chuyện ăn vặt trở thành nhu cầu thiết yếu trong mỗi buổi gặp nhau.
Phân tích của Nielsen cho thấy hầu như người tiêu dùng chủ yếu chi tiêu nhiều hơn chứ không phải mua nhiều hơn. Do đó, tại nhiều thị trường đã và đang đẩy mạnh nhu cầu tăng cao cho đồ ăn nhẹ.
Trước đây, người tiêu dùng không cho rằng đồ ăn nhẹ sẽ bao gồm được cả hai yếu tố: tiện lợi – chất lượng. Tuy nhiên, điều này đã thay đổi, giờ đây khách hàng tìm kiếm các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, minh bạch.
Xu hướng lớn của ngành, theo như Nielsen chỉ ra là sức khoẻ và sự tiện lợi. Đây là điều mà các nhà sản xuất phải đặc biệt trong thời gian tới, các công ty sẽ cần tiếp tục điều chỉnh để theo kịp nhu cầu của người tiêu dùng.
Ví dụ, tại Mỹ, các công ty đã thành công khi phát triển các loại trái cây "có thể ăn vặt" như nho hoặc cà rốt nhỏ. Những mặt hàng sản xuất di động này sau đó được đóng gói lại thành từng phần.
Đối với thị trường đang phát triển nhanh như Việt Nam, quy mô dự báo lên đến 1 tỷ USD vào năm 2020, các nhà sản xuất dù nội hay ngoại đều phải sẵn sàng tâm thế thay đổi, mới mong dẫn đầu được xu hướng.
Theo: Hà Thu - Trí thức trẻ
TIN CŨ HƠN
- Thị trường hàng hóa ngày 4/5: Tăng giá đồng loạt do USD yếu và căng thẳng địa chính trị
- Thị trường hàng hóa ngày 2/5: Từ dầu, vàng, đồng tới đường đều giảm mạnh do USD lên giá trước thềm cuộc họp của Fed
- Hàng hóa ngày 28/4: Gạo xuất khẩu Việt Nam tăng giá tuần thứ 5 liên tiếp, thép tăng cao nhất 7 tuần
- Thị trường hàng hóa ngày 27/4: Vàng quanh mức thấp nhất 5 tuần, thép tiếp tục lên giá
- Thị trường hàng hóa ngày 26/4: Vàng thấp nhất 5 tuần, đường giảm sâu
- Thị trường hàng hóa ngày 25/4: Giá thép lên cao nhất 1 tháng rưỡi, đường chạm đáy hơn 2 năm
- Thị trường hàng hóa ngày 24/4: Thép đắt nhất 5 tuần, nhôm rớt giá mạnh nhất 8 năm
- Thị trường hàng hóa ngày 20/4: Vàng, nhôm mất giá, cao su và quặng sắt tiếp tục tăng mạnh
- Thị trường hàng hóa ngày 19/4: Vàng, dầu, nông sản đồng loạt “khởi nghĩa”
- Hàng hóa ngày 18/4: Dầu, vàng, nhôm, cao su đồng loạt tăng, quặng sắt thấp nhất 10 tháng