Tại sao thương hiệu "ăn liền" Zara dẫn đầu ngành công nghiệp thời trang: Thành công từ mô hình kinh doanh ngược đời
Có lẽ là chưa từng rồi. Vậy người doanh nhân bí ẩn có gia tài gần 65 tỷ USD và là một trong những người giàu nhất thế giới này là ai?
Ông là nhà sáng lập của Zara, thương hiệu thời trang nhanh nổi danh toàn cầu đến từ Tây Ban Nha đã làm chấn động ngành công nghiệp bán lẻ.
Là một thương hiệu thời trang, Zara rất khác biệt. Mọi người trên thế giới từ tuổi teen đến trung niên rất thích mua sắm ở đây. Trong trung tâm thương mại, cửa hàng của họ là một trong những cửa hàng đông khách nhất.
Bí mật của họ là gì? Cách vận hành của họ giống với các nhà bán lẻ khác hay có gì đó bí ẩn đằng sau?
Hóa ra, cách vận hành của Zara không giống bất kỳ công ty thời trang nào khác cả.
Cách Zara tạo ra những tín đồ mua sắm
Để mô tả đúng nhất về Zara thì chỉ có một từ là "nhanh."
Bình thường, các nhãn hiệu quần áo ra mắt những bộ sưu tập giống nhau trong năm: một bộ sưu tập xuân hè và một cho thu đông. Các nhà bán lẻ truyền thống cố dự đoán xu hướng thời trang trước hẳn một năm.
Họ dành nhiều thời gian và tài nguyên để thiết kế, lên kế hoạch và cho ra mắt các bộ sưu tập. Thật không may, điều này đem đến nguy cơ cao cho các thương hiệu.
Nếu các mẫu thiết kế hợp ý khách hàng thì doanh số bán ra sẽ tăng trưởng mạnh. Nhưng nếu không hợp, số liệu sẽ không được tốt và ảnh hưởng đến lợi nhuận của cả một mùa. Zara loại bỏ rủi ro này bằng cách tiếp cận khác biệt của mình.
Zara thiết kế, sản xuất, phân phối và bán bộ sưu tập của mình chỉ trong 4 tuần, trái ngược với bối cảnh phải cần đến vài tháng của các đối thủ. Điều này cũng có nghĩa là họ cập nhật 2 mẫu mới mỗi tuần và số lượng thì có hạn.
Kết quả là, cách làm của Zara mang lại một vài lợi ích:
- Trữ lượng hàng hóa ít hơn nghĩa là chi phí kho sẽ thấp hơn và ít phải có chương trình giảm giá.
- Người mua sắm thường xuyên ghé qua Zara để cập nhật những thiết kế mới và đang là xu hướng.
- Vì hàng hóa có hạn nên mọi người điên cuồng mua sắm để không bị lỡ mất.
Với một quy trình sản xuất nhanh chóng và mọi người tranh nhau mua hàng, chính xác thì làm cách nào Zara có được cảm hứng và các thiết kế quần áo của mình?
Hầu hết các thương hiệu quần áo hoạt động theo cách tiếp cận từ trên xuống. Tức là thiết kế được triển khai dựa trên những gì họ dự đoán sẽ trở nên phổ biến trong mùa tới.
Nói cách khác, đó là một cách thức đầu cơ có thể có hoặc không có kết quả tốt. Các quyết định được đưa ra bởi các lãnh đạo công ty, chúng được đưa đến cho người tiêu dùng, những người quyết định bản thân họ muốn sản phẩm nào.
Trái lại, Zara lại tiếp cận theo cách khác. Họ liên tục khảo sát ý kiến người tiêu dùng. Các nhóm khảo sát ra phố và đến các trung tâm thương mại trong các thành phố để tìm hiểu mọi người đang mặc gì. Các quản lý cửa hàng ghi nhận lại sở thích của khách hàng và báo lại cho trụ sở chính.
Cách thức tiếp cận từ dưới lên này nghĩa là các mẫu thiết kế được sáng tạo nên dựa trên những phản hồi của người mua sắm và được điều chỉnh theo sở thích từng khu vực. Chiến lược của họ khiến công ty nổi tiếng toàn thế giới và trực tiếp mang lại những gì mọi người muốn.
Cách thức quảng cáo của Zara cũng là một phần của chiến lược ngược đời này. Thay vì bỏ ra ngân sách cho các quảng cáo và biển hiệu, nhãn hiệu này lại dựa vào việc quảng bá truyền miệng của người tiêu dùng - và đó chính là cách thức tiếp thị mạnh mẽ nhất.
Phương pháp của Zara trong cuộc sống của chúng ta
Vậy chúng ta có thể học được gì từ cách tiếp cận của họ để có thể áp dụng vào đời sống và công việc của mình?
Chiến lược tăng trưởng và sự thành công của họ cho chúng ta một vài bài học có ích:
1. Lắng nghe phản hồi
Zara thu thập rất nhiều dữ liệu khách hàng từ nhiều nơi: đường phố, trung tâm thương mại và chính các khách hàng. Dĩ nhiên không phải tất cả đều hữu dụng, nhưng dữ liệu đó giúp họ biết được mọi người thích và không thích gì, và cách Zara có thể đáp ứng được nhu cầu của họ.
Bất cứ điều gì bạn làm đều được đưa ra phản hồi. Khi bạn tập thể dục, cơ thể bạn cho bạn phản hồi về cách nhìn và cảm nhận. Khi bạn mang đến một dịch vụ, phản ứng và thái độ của mọi người cung cấp các thông tin hữu hiệu cho việc cải thiện. Phản hồi cho chúng ta biết mình có đang làm tốt không và liệu có cần chỉnh sửa gì hay không.
2. Giảm thiểu sự bất ổn
Sự bất ổn trong bất cứ quyết định nào đều sẽ gia tăng rủi ro xảy ra. Zara liên tục nghiên cứu người tiêu dùng để quyết định hướng đi cho các thiết kế trước khi bắt đầu quy trình. Tạo ra các sản phẩm gần với xu hướng hiện tại nhất giúp doanh số bán ra tăng đáng kể.
Bất cứ khi nào bạn cần đưa ra quyết định, bạn phải cân nhắc các thông tin bạn có trong tay trước. Thông tin bị thiếu rất có thể là thông tin quan trọng cho quyết định liệu có nên đi theo hướng đi này không. Trước khi đưa ra quyết định lớn, tốt nhất là nên nghiên cứu qua nhiều nguồn tin để giảm thiểu sự bất ổn.
Ví dụ, trò chuyện với học sinh và những người đã tốt nghiệp của một chương trình trước chi hàng ngàn USD để học cao hơn có khả năng sẽ giúp bạn thoát khỏi rủi ro khi tham gia chương trình và nhận ra rằng nó không dành cho bạn.
3. Sẵn sàng thay đổi để thích nghi
Thành công của Zara dựa trên khả năng thích nghi nhanh chóng. Không giống các nhãn hiệu quần áo khác, có các thiết kế trì trệ trong cả mùa, Zara liên tục đánh giá và phản ứng lại môi trường trong vài tuần ngắn ngủi.
Nhãn hàng này thiết kế các phong cách mới và cất kho trong khi xu hướng vẫn còn đang mạnh mẽ. Kết quả là, các nhãn hàng khác áp lực trong việc đưa ra nhiều bộ sưu tập trong mỗi mùa và trở nên linh hoạt hơn trong vấn đề cạnh tranh.
Đôi khi môi trường thay đổi nhanh hơn kế hoạch của chúng ta. Vâng, có kế hoạch là rất quan trọng, để chúng ta còn biết được hướng đi của mình. Nhưng giữ sự linh hoạt và sẵn sàng đánh giá lại tình hình một cách thường xuyên cũng quan trọng không kém
Đôi khi một cơ hội vàng xuất hiện vì chúng ta rẽ lối khỏi con đường ban đầu.
Levi Strauss vốn chuyển đến San Francisco để bắt đầu kinh doanh sản phẩm khô trong Golden Rush. Thay vào đó, cuối cùng ông lại bán quần denim và đinh tán cho các công nhân đãi vàng. Những chiếc quần đó, được biết đến là quần jean, là một thành công vang dội.
Sẽ luôn có sự bất ổn và thay đổi trong bất kỳ việc gì, nhưng ít ra chúng ta có thể tìm cách thu xếp và lên kế hoạch cho chúng. Bằng cách giảm thiểu sự bất ổn trong các quyết định và cởi mở với các khả năng, chúng ta có thể tiến đến gần với cơ hội lớn hơn.
TIN CŨ HƠN
- 5 xu hướng xây dựng thương hiệu đáng chú ý
- Chủ cafe Giảng: "Khách đông khủng khiếp, không tính nổi bán bao nhiêu cốc đợt thượng đỉnh"
- Fami Go đi chậm, mảng sữa đậu nành dự kéo lùi tăng trưởng Đường Quảng Ngãi
- Chậm chân nhưng cao tay, doanh nghiệp của Shark Phú tung chiêu marketing nhân hội nghị Mỹ - Triều kèm lời nhắn: Chọn HẠT CƠM, đừng chọn HẠT NHÂN!
- Tham vọng trở thành thương hiệu thời trang thể thao, Uniqlo tài trợ đội tuyển Olympic Thụy Điển
- Quà lưu niệm ăn theo ông Donal Trump, Kim Jong Un rao bán rầm rộ trên mạng
- "Sự tích" cà phê Giảng: Thương hiệu 70 năm nức tiếng Hà thành, vừa được chọn phục vụ 3.000 cốc cà phê trứng tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều
- Các ông lớn F&B tung chiêu Marketing nhân hội nghị Trump - Kim: Bia Sài Gòn tinh tế, Coca-Cola nhân văn, còn Bia Hà Nội vẫn "bổn cũ soạn lại"
- Các chiêu 'ăn theo' Hội nghị Trump - Kim tại Singapore
- Từ việc "nhà hàng bóng tối" Noir doanh thu hơn 1 triệu USD gọi vốn đến trăn trở về các DNXH: Nên quan tâm đến xã hội trước hay kiếm tiền trước?