Thấy gì từ làn sóng TMĐT thứ 2 tại Việt Nam?
Hai làn sóng TMĐT trong Covid
Theo Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), làn sóng thứ nhất của thương mại điện tử Việt Nam diễn ra trong giai đoạn bùng nổ đầu tiên của đại dịch Covid-19 từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2020. Làn sóng này đã tạo đà cho sự phát triển tiếp theo của thương mại điện tử (TMĐT).
Làn sóng thứ hai diễn ra từ tháng 6 đến tháng 9 năm 2021 trong đợt dịch Covid-19 thứ tư.
Những đặc điểm nổi bật của cả hai làn sóng là trong bối cảnh toàn bộ hoạt động kinh tế xã hội bị trì trệ, kinh doanh thương mại điện tử bị tác động nghiêm trọng nhưng đông đảo thương nhân đã nỗ lực chuyển đổi số để nắm bắt cơ hội kinh doanh mới và người tiêu dùng trực tuyến tăng mạnh cả về số lượng và chất lượng.
Năm 2020, Việt Nam đã trải qua hai đợt dịch Covid-19. Khi bắt đầu đợt dịch đầu tiên vào tháng 2, đã có những lo ngại dịch bệnh sẽ tác động lớn tới đà tăng trưởng mạnh mẽ của thương mại điện tử cho năm này cũng như cả giai đoạn 5 năm tiếp theo 2021 – 2025.
Những tín hiệu lạc quan
Tuy nhiên, diễn biến thực thế cho thấy bức tranh khá lạc quan. Báo cáo "Việt Nam: Thương mại điện tử tăng tốc sau Covid-19" của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) công bố ngay sau đợt dịch đầu tiên từ tháng 2 đến tháng 4 cho thấy sự xuất hiện làn sóng thương mại điện tử với hai tín hiệu quan trọng.
Tín hiệu thứ nhất là người tiêu dùng trực tuyến tăng lên nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng. Tín hiệu thứ hai là số lượng thương nhân tham gia chuyển đổi số tăng mạnh.
Từ tháng 6 đến tháng 9 năm 2021, Việt Nam trải qua đợt dịch Covid-19 lần thứ tư và là một trong những đợt dịch bệnh nặng nề từ khi đất nước thống nhất. Toàn bộ hoạt động kinh tế xã hội chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch, bao gồm thương mại điện tử.
Để nắm bắt những đặc điểm nổi bật của thương mại điện tử trong đợt dịch thứ tư, tháng 10 năm 2021, VECOM đã khảo sát nhanh gần 60 doanh nghiệp tiêu biểu liên quan tới thương mại điện tử thuộc năm lĩnh vực, bao gồm bán lẻ trực tuyến, logistics và hoàn tất đơn hàng, thanh toán, tiếp thị số, giải pháp kinh doanh số. Giai đoạn khảo sát từ tháng 6 tới tháng 9 năm 2021.3
Trong khó khăn nghiêm trọng, thương mại điện tử tiếp tục đứng vững và trải qua Làn sóng thứ hai. Trong làn sóng này, cả hai đặc điểm về người tiêu dùng và thương nhân rõ ràng hơn Làn sóng thứ nhất.
Thứ nhất, số người tiêu dùng trực tuyến mới tiếp tục tăng lên và đông đảo người mua đã trở thành người tiêu dùng thông minh, thành thạo kỹ năng mua sắm trực tuyến hơn, thậm chí một bộ phận người tiêu dùng đã ưu tiên mua sắm trực tuyến so với mua sắm truyền thống.
Thứ hai, nhiều thương nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp thương mại điện tử, tích cực triển khai các hoạt động chuyển đổi số để thích nghi với đại dịch cũng như chuẩn bị cho hoạt động kinh doanh trong trạng thái "bình thường mới" sau đợt dịch thứ tư.4
Toàn bộ hoạt động thương mại điện tử bị tác động tiêu cực trong đợt dịch thứ tư nhưng với hai đặc điểm nổi bật trên có thể thấy Làn sóng thứ hai sẽ tạo đà cho sự phát triển của thương mại điện tử trong những tháng còn lại của năm 2021 cũng như cả giai đoạn 2021 – 2025.
TIN CŨ HƠN
- Tổng Giám đốc Lazada Việt Nam: Covid-19 gây hàng loạt đứt gãy, nhưng đồng thời mở ra nhiều cơ hội mới cho sự phát triển của nền kinh tế số
- Làng startup Việt lập kỷ lục gọi vốn 1,3 tỷ USD đúng năm Covid 2021: 3 anh lớn MoMo, VNLife, Tiki và kỳ lân mới nổi Sky Mavis "gánh" quá nửa
- Bloomberg: Thương mại điện tử sẽ là một trong những trụ cột của Masan trong những năm tới
- Tiki: Không muốn “giải cứu” nông sản nữa!
- Động thái đầu tiên của MoMo sau khi thành kỳ lân: Rót vốn vào startup quản lý bán hàng Nhanh.vn
- Cuộc chiến ngành F&B - Ai tham vọng dẫn đầu phân khúc take-away coffee?
- Kiếm hàng triệu USD từ việc mua hàng từ Walmart và bán lại chúng trên Amazon
- Trung tâm thương mại trong cuộc đua "song mã" với thương mại điện tử
- Cuộc chiến giao đồ ăn 'khốc liệt' tại châu Á: Không chịu nổi áp lực, Foodpanda phải rút khỏi Nhật Bản
- Doanh số các sàn Lazada, Tiki tiếp tục bùng nổ: Sức mua của người dân tăng mạnh, tín hiệu phục hồi của kinh tế Việt Nam sau 1 năm nhiều thử thách