Thời COVID-19: Người dân thay đổi hành vi tiêu dùng, mua hàng online tăng đột biến
Chị Uyên (Tân Bình, TP.HCM) mới đây khi đặt mua online đơn hàng gồm khăn giấy, khăn ăn, dầu ăn… trên Bách hoá Xanh thì ngã ngửa vì thời gian giao hàng lên tới 7 ngày. Thông thường, thời gian giao chỉ trong ngày, trễ nhất cũng chỉ sang ngày hôm sau.
Trả lời việc này, phía Bách hoá Xanh cho biết gần đây nhu cầu mua hàng online của người dân tăng đột biến nên việc giao hàng có chậm trễ. Tuy nhiên chuỗi này cho biết đã điều chỉnh, tăng thêm nhân sự để giao hàng kịp hẹn. Hiện nay việc giao hàng đã tạm ổn định, chậm nhất trong vòng 24 giờ đồng hồ kể từ khi đặt hàng.
Bách hoá Xanh cho biết nhu cầu mua (online và offline) các mặt hàng mì gói, gạo, sữa, đồ hộp, giấy vệ sinh, dung dịch sát khuẩn... tăng mạnh từ 3 đến 50 lần so với bình thường. Trong đó, mì gói tăng 10 lần, gạo 4 lần, sữa 3 lần và nước rửa tay tăng 50 lần.

Một nhân viên FPT rửa tay trước khi vào toà nhà làm việc. Ảnh: Phan Nhật
Trong khi đó, trang thương mại điện tử Lazada cũng cho biết nhu cầu mua hàng hoá tăng mạnh từ đầu tháng 2.
“Trong vòng 4 tuần qua, chúng tôi nhận thấy nhu cầu mua sắm với ngành hàng xịt phòng, khử khuẩn dạng xịt tăng hơn 160%, ngành hàng tã giấy và giấy tăng hơn 60%, ngành hàng đồ hộp và thực phẩm đóng gói tăng hơn 50%”, phía Lazada cho biết.
Nhu cầu mua hàng hoá online trong vòng một tháng trở lại đây tăng đỉnh điểm chưa từng có. Tiki cho biết mức độ tăng trưởng về nhu cầu mua sắm trên trang này từ đầu tháng 2 đến nay tăng 15% so với 2 tháng cuối năm 2019. Điều này chứng tỏ nhu cầu tăng rất mạnh vì thông thường quý 4 hằng năm mới là lễ hội mua sắm trên Tiki cũng như các sàn thương mại điện tử khác.
Các sản phẩm được mua sắm nhiều nhất từ đầu tháng 2 cho đến nay trên Tiki có thể kể đến như khẩu trang, khăn ướt, máy lọc không khí… Ngoài ra, các sản phẩm thiết yếu khác như thực phẩm, hàng tiêu dùng… đang nhận được sự quan tâm lớn của người dùng.
“Trước đây mọi người thường đến cửa hàng xem rồi mua sản phẩm, tuy nhiên gần đây khách thường yêu cầu giao hàng đến tận nhà. Một số mặt hàng được khách mua từ xa bao gồm pin sạc dự phòng, ốp lưng, điện thoại iPhone...”, ông Hải nói.
Trong bối cảnh nhu cầu mua online đang tăng, bên cạnh việc bán hàng qua các kênh của công ty, ông Hải cho biết tích cực làm việc với một số trang thương mại điện tử tổng hợp để bán được thêm hàng.
“Tôi thà chia sẻ lợi nhuận với các kênh bán online để tăng doanh số, hơn là cam chịu tình trạng giảm doanh thu hiện tại”, ông Hải cho biết.
Trong khi nhu cầu mua hàng online tăng vọt, các nhà bán lẻ nói chung hiện nay đối mặt tình trạng khách hạn chế đến cửa hàng, siêu thị, dẫn đến doanh thu giảm.
Các siêu thị bán lẻ, các trung tâm thương mại, các cửa hàng nhỏ lẻ hiện nay đều chứng kiến tình trạng vắng khách. Nói với ICTnews, một cửa hàng chuyên bán iPhone ở Quận 10, TP.HCM cho biết doanh thu chỉ còn 1/3 so với ngày thường. Ông Hải cho biết chuỗi của ông giảm 30% doanh thu.
Hải Đăng
Nguồn: ICT News
TIN CŨ HƠN
- Người người ở nhà chống dịch Covid-19, những ông lớn TMĐT như Shopee, Tiki, VinID,... hưởng lợi ra sao?
- Đua theo be "đi chợ hộ" giữa mùa dịch, đến lượt Grab thử nghiệm GrabMart: Đơn của khách chạy thẳng đến siêu thị, tài xế chỉ ghé qua xách hàng đi giao!
- Nhu cầu mua sắm online tăng đột biến: “Có thời điểm sàn TMĐT phát sinh 4.000-5.000 đơn hàng/phút, nhiều mặt hàng phải nhập kho liên tục”
- Thương mại điện tử Việt chưa hưởng lợi mùa dịch
- Nhu cầu mua sắm online lên cao trong mùa dịch, sếp Tiki kêu gọi các đối tác sản xuất - cung cấp - bán lẻ tập trung vận hành ổn định, chung tay vượt bão Covid-19
- Mua sắm an toàn trên thương mại điện tử trong mùa dịch
- Dù liên tục được bơm tiền, Tiki lại đang đứng bét trong cuộc đua của "tứ đại gia" thương mại điện tử
- Shopee, Lazada khó thống trị thương mại điện tử Việt Nam
- Mua sắm online tăng mạnh thời dịch bệnh
- Thương mại điện tử thay đổi ra sao sau nhiều năm 'đốt tiền'