Thua lỗ hàng trăm tỷ VNĐ, vì sao sếp Tiki vẫn tự tin hé lộ sắp mở rộng sang cả Đài Loan?
Vào một buổi sáng thứ 7 năm 2010, Trần Ngọc Thái Sơn thành lập nên startup thương mại điện tử của mình trong phòng ngủ của bố mẹ anh ở TP Hồ Chí Minh. Đơn hàng đầu tiên đến luôn vào ngày thứ 2 tiếp đó khi Sơn "xúi giục" người bạn đặt một cuốn sách trên website của mình. Khi có đơn hàng, chính anh tự đi giao hàng trên chiếc xe máy.
8 năm sau, Tiki.vn đã mở rộng từ một tiệm bán sách tiếng Anh trực tuyến đơn thuần sang cả các mặt hàng như bỉm, đồ điện tử, vé máy bay và bảo hiểm. Công ty đạt tổng giá trị hàng hoá bán hàng năm - chỉ số mà các website thương mại điện tử dùng để đo lường doanh thu của mình vào khoảng 240 triệu USD, vận chuyển trên khắp Việt Nam.
"Việt Nam là một quốc gia rất trẻ và đang trải qua giai đoạn dân số vàng. Chúng tôi là một đất nước làm việc và mua sắm", nhà sáng lập Tiki cho hay.
Đặc biệt, anh có chia sẻ thêm với tờ Financial Times rằng Tiki có thể IPO trong vòng 4 năm tới và rằng công ty đang tìm cách mở rộng hoạt động kinh doanh ra nước ngoài, mà khởi đầu có thể là Đài Loan.
Tuy nhiên, báo cáo mới đây cho thấy năm 2015 công ty này lỗ gần 80 tỷ đồng và sang năm 2016 lỗ tiếp gần 180 tỷ đồng. Do đó, tính tới cuối năm 2016, Tiki chịu lỗ lũy kế khoảng 308 tỷ đồng.
Năm 2017, số liệu của VNG (công ty sở hữu 38% vốn Tiki) cho biết, Tiki lỗ tiếp 282 tỷ đồng, gần bằng số lỗ lũy kế 6 năm trước cộng lại. Như vậy, tổng cộng sau 7 năm kể từ khi đi vào hoạt động, Tiki đang lỗ lũy kế gần 600 tỷ đồng.
Như vậy, Tiki hiện đã "đốt" được 85% số tiền do VNG đầu tư và trước đó, hàng loạt trang thương mại điện tử đã phải ngậm ngùi đóng cửa sau khi không còn tiền để "đốt", như Lingo, Beyeu, Deca... Những cái tên vẫn còn trụ vững đến thời điểm hiện tại đều là những đại gia lắm tiền nhiều của, như Adayroi của Vingroup, Lazada của Alibaba...
Câu hỏi đặt ra là với sức đốt tiền như vậy, Tiki liệu còn đủ nguồn lực để mở rộng hoạt động ra cả nước ngoài hay không?
Trên thực tế, Tiki chỉ là một trong nhiều công ty thương mại điện tử ở Việt Nam được các doanh nghiệp nước ngoài "chống lưng", hỗ trợ về vốn nhắm tới thị trường có thu nhập người dân đang tăng và tốc độ phát triển internet ngày một tốt như Việt Nam.
Bản thân Tiki nhận được số tiền khoảng 44 triệu USD từ JD.com đổi lấy 22% cổ phần. Ngoài ra, nguồn tin từ tờ DealstreetAsia có tiết lộ rằng nhiều khả năng trong năm 2019, Tiki sẽ thực hiện vòng gọi vốn Series D với kế hoạch huy động từ 50 - 100 triệu USD và JD.com sẽ tiếp tục tham gia vào vòng này. Nếu thành công, đây sẽ là nguồn vốn lớn giúp Tiki thực hiện tham vọng kể trên.
Theo: Trí Thức Trẻ/FT/DealstreetAsia
TIN CŨ HƠN
- Marketing trải nghiệm - phương thức kiểu mẫu giúp Steve Jobs tạo ra một Apple vĩ đại: Mở store đẳng cấp đến nỗi bất cứ ai vào cũng không muốn ra
- Bí mật phía sau chiêu đề giá cao rồi giảm sâu để dụ khách hàng thay vì ghi giá rẻ ngay từ đầu của Điện máy xanh, FPT Shop, Nguyễn Kim,...
- Khốc liệt "chiến trường" thương mại điện tử: Tiki, Shopee lỗ vài trăm tỷ chưa là gì so với mức lỗ nghìn tỷ đồng mỗi năm của Lazada
- Sự thật về marketing qua "câu chuyện Lego" - thương hiệu đồ chơi được yêu thích nhất
- Vũ khí bí mật giúp các quỹ đầu tư ở ĐNÁ 'bỏ 1 vốn thu 10 lời' như thương vụ Mekong Capital vào Thế giới di động
- An Biên Group chính thức đưa thương hiệu khóa danh tiếng Yale về Việt Nam
- "Sự tích" cái cúi chào của FPT Shop: Chiến dịch "vá lỗ hổng dịch vụ" của một đại gia bán lẻ từng nhận cả trăm cuộc gọi khiếu nại mỗi ngày
- CEO Lala: Cuộc chiến trong mảng giao thức ăn sắp tới sẽ ác liệt giống như mảng car, bike cách đây 4 năm!
- Amazon là thương hiệu có giá trị nhất ở Mỹ
- Mô hình F&B kiểu Nhật này có thể níu chân khách hàng cả ngày: Nhâm nhi Cafe sáng, thưởng thức bữa trưa, phỏng vấn tuyển dụng, thậm chí họp team tại quán