Chuyện của các thương hiệu thành công
Chuyển đổi của các thương hiệu thế giới
Walmart - chuỗi bán lẻ giá rẻ hàng đầu trên thế giới, là một trong những công ty tư nhân thành công nhất nước Mỹ là một minh chứng thành công, trong đó có việc gần đây hãng đã sử dụng cấu trúc mô hình kinh doanh phù hợp với sự thay đổi của xã hội.
Bước vào kỷ nguyên số hóa 4.0, Walmart ngày nay đã phối hợp các đội mua hàng cho trang web Walmart.com và các cửa hàng bán lẻ của công ty nhằm chuyển hướng e-commerce để có thể tối đa hóa lợi nhuận. Việc phối hợp này sẽ giúp tránh xung đột giá giữa các sản phẩm bán online và offline tại cửa hàng.
Cụ thể, Walmart chia làm 6 đội: quần áo; hàng tiêu dùng; giải trí, đồ chơi; thực phẩm; mặt hàng cứng và hàng gia đình. Walmart đã gia tăng mạnh mẽ mảng e-commerce đặc biệt nhóm hàng tạp hóa được mua online ngày càng nhiều.
Để có thể phục vụ mảng e-commerce tốt, Walmart phải đầu tư và thay đổi về công nghệ và chuỗi cung ứng do vậy khoản đầu tư ban đầu tương đối cao và phải mất nhiều thời gian để có thể thu lại lợi nhuận.
Trong giai đoạn Covid-19, Walmart đã phải thực hiện những điều chỉnh để phù hợp với tiêu chuẩn phòng chống dịch. Walmart đã giới hạn số lượng khách hàng vào cửa hàng cùng một lúc. Các cửa hàng không được quá 5 khách hàng trong không gian 1.000 feet vuông. Để thực hiện được giới hạn này, các cửa hàng được đánh dấu xếp hàng ở cửa vào và hướng dẫn khách ra vào từng người một với những bảng hiệu hướng dẫn giữ khoảng cách xã hội và phục vụ một vào - một ra khi cần thiết.
Walmart sử dụng lối đi di chuyển một chiều và các dấu hiệu để định hướng. Đồng thời tiếp tục có các bảng hiệu bên trong quầy để duy trì giãn cách xã hội và xếp hàng hợp lý. Khi khách hàng tính tiền xong sẽ được hướng dẫn lối đi ra để không phải đi ngang chạm mặt nhau. Khi Covid-19 xảy ra, Walmart thường xuyên tham vấn các chuyên gia y tế và khách hàng để phục vụ họ tốt hơn với tiêu chí hàng đầu làm đảm bảo sức khỏe và an toàn cho mọi người.
Kỷ nguyên số 4.0 tại Việt Nam
Chia sẻ câu chuyện về học cách xây dựng thương hiệu trong thời đại kỹ thuật số tại Diễn đàn thương hiệu do Forbes Việt Nam tổ chức mới đây, ông Lê Quốc Việt - Phó chủ tịch Công ty Nutifood cho biết, đã mất hai năm nghiên cứu và đầu tư để xem kỹ thuật số là gì. Họ học hỏi đối tác và cả cách thức của đối thủ để đạt mục tiêu mong muốn là phát triển khách hàng mới, tương tác với khách hàng tốt hơn và làm sao để đo lường chỉ số về các nhóm khách hàng khác nhau.
Nhờ liên kết với Chính phủ thực hiện chương trình Nâng tầm vóc Việt, Nutifood có 1,5 triệu dữ liệu cập nhật các chỉ số về chiều cao, cân nặng, sức khỏe của thiếu nhi. Song song đó, Nutifood bắt đầu kết hợp các chương trình tiếp thị trực tuyến (online) với trực tiếp (offline), điển hình như chiến dịch kết hợp với Samsung: các bác sĩ của Nutifood đến khám sức khỏe và tư vấn cho khoảng 150.000 công nhân, từ đó đưa vào dữ liệu chăm sóc sức khỏe, quan tâm chia sẻ và nhiều người trong số họ đã trở thành khách hàng của Nutifood.
Chuỗi cà phê trẻ Coffee House đã bước vào kỷ nguyên số với một số thay đổi mang lại hiệu quả như áp dụng công nghệ thông minh vào kinh doanh
Thời đại công nghệ số và các thiết bị di động lên ngôi nên đa số cửa hàng ngày nay đều tạo ứng dụng mobile. Tuy nhiên nếu làm không khéo léo, hấp dẫn và vô ích thì hầu hết người dùng sẽ gỡ bỏ app sau một vài lần sử dụng. Nhưng The Coffee House lại viết nên một câu chuyện khác. Thiết kế ứng dụng di động The Coffee House trên không chỉ để "cho có" mà đây là một kênh chăm sóc hội viên vô cùng hiệu quả. Với app mobile này, mỗi giao dịch của khách đều sẽ được tích điểm. Cứ sau 20 điểm, khách hàng được tặng 1 phần nước miễn phí và giảm giá 10% dành cho khách hàng thân thiết. Con số 20 vừa hay không quá lớn lại vừa tạo ra được động lực để khách hàng cố gắng đạt được mục tiêu.
Từ câu chuyện khởi nghiệp của The Coffee House, bạn sẽ thấy thành công từ những trải nghiệm tinh tế và nhỏ nhất. Phần lớn quán cà phê đều không muốn khách hàng của mình ngồi quá lâu bởi điều này sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của họ. Mặt bằng là yếu tố chiếm phần trăm không nhỏ trong vốn đầu tư ban đầu, việc tận dụng thời gian và không gian cho khách hàng mới là nhu cầu cần thiết và hợp lý. Tuy nhiên, The Coffee House đã làm điều ngược lại, chấp nhận rủi ro vì mong muốn mang lại sự trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
Những chính sách mà The Coffee House xây dựng trong văn hóa làm việc đã lấy đi lòng trung thành của nhân viên. Từ đó, duy trì sự tận tụy, nhiệt huyết, chân thành trong dịch vụ cũng như đảm bảo chất lượng đồng nhất của toàn hệ thống trong suốt quá trình vận hành.
"Lấy con người làm trung tâm" từ những điều nhỏ nhưng đã mang lại hiệu quả cực kỳ lớn. Từ niềm vui cho nhân viên đến sự hài lòng của khách hàng đã khiến họ trở thành địa điểm thân thuộc với nhiều người một cách tự nhiên.
Tất cả những điều trên đã tạo nên thành công của The Coffee House như hiện nay. Trong đó, một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự trung thành của khách hàng chính là tạo mobile app. Chỉ cần bỏ ra chi phí vô cùng nhỏ, doanh nghiệp của bạn đã sở hữu một ứng dụng thông minh giống như quán cà phê nổi tiếng trên với nhiều tính năng hữu ích...
Có một đáp số chung là dường như để có được mô hình kinh doanh thành công, doanh nghiệp từng trải nghiệm, thất bại, rút kinh nghiệm nâng cao năng lực và lại vươn lên. Như vậy, để hạn chế rủi ro trong quá trình thay đổi mô hình kinh doanh, doanh nghiệp cần phải có quy trình quản trị sự thay đổi và quản trị rủi ro. Thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt và khốc liệt, do vậy việc xác định lại hoặc thay đổi mô hình kinh doanh phù hợp là một trong những câu hỏi mà doanh nghiệp Việt Nam cần phải tìm ra câu trả lời. Dù muốn hay không, luôn có một chân lý "chỉ có một điều duy nhất không thay đổi, đó là sự thay đổi". Doanh nghiệp nào sớm tìm ra và thay đổi mô hình kinh doanh phù hợp trước đối thủ cạnh tranh thì sẽ chiếm giữ vị thế tiên phong và có cơ hội dẫn dắt thị trường.
Theo: doanhnhansaigon.vn
TIN CŨ HƠN
- Chiến lược giữ chân khách hàng nào cho nhà hàng Việt trong mùa Covid kéo dài
- Thương hiệu 60 năm tuổi Bông Bạch Tuyết sắp bị thâu tóm?
- Không tốn 1 xu quảng cáo, Nestle từng khiến cả một quốc gia thích cà phê của họ bằng chiến lược tiếp thị 'táo bạo nhất thế kỷ 20'
- Vinamilk tích lũy gì từ hơn 20 năm “chinh chiến” ở nước ngoài?
- Thương hiệu cặp sách Việt hợp tác cùng The Walt Disney
- KIDO tìm lại vị ngọt bánh kẹo
- Dân mạng gọi đùa Nón Sơn là tổ chức đặc vụ kiểu Kingsman, nhưng bí ẩn thực sự sau mô hình kinh doanh này là gì?
- Thương hiệu mắt kính đình đám Gentle Monster chính thức được phân phối tại C² Eyewear Việt Nam
- Bánh mì Việt Nam bất ngờ xuất hiện trên kệ của hệ thống 7-Eleven tại Nhật Bản với giá tận 80k đồng/ ổ, dân mạng cầu mong “chỉ cần giống 70% bản gốc là được”
- Cách Nestle thu phục thị trường Nhật Bản: Bán kẹo vị cà phê cho trẻ em để “in dấu”, nhiều năm sau quay lại bán cà phê cho những “trẻ em đã lớn”