TMĐT không lấy mất phần của bán lẻ truyền thông mà sẽ là “đểm cộng thêm”
Theo bà Trang, trước khi dịch Covid-19 bùng phát, tình hình ngành bán lẻ trong vòng 18 đến 24 tháng qua khá tốt. Thị trường TMĐT vẫn tiếp tục tăng trưởng.
“Tôi không nghĩ rằng TMĐT sẽ lấy mất phần bánh của bán lẻ truyền thống, mà sẽ là điểm cộng thêm cho nhà bán lẻ biết nắm bắt. Theo nghiên cứu của JLL, cả nhà bán lẻ và nhà phát triển trung tâm thương mại cần tập trung hơn vào việc phát triển nền tảng mua sắm trực tuyến và thanh toán không tiền mặt”, bà Trang cho hay.
Theo đơn vị này, thị trường bán lẻ khu vực Đông Nam Á nói chung, Việt Nam nói riêng đang quay trở lại trong thận trọng sau dịch Covid-19 được kiểm soát. Chính sách giãn cách xã hội tại Việt Nam được nới lỏng từ ngày 23 tháng 4 và một số trung tâm thương đã bắt đầu mở lại, nhưng giờ hoạt động được rút ngắn và áp dụng các biện pháp bảo vệ sức khỏe như kiểm soát nhiệt độ, khử trùng tay và yêu cầu mọi người mang khẩu trang ở khu vực công cộng.
Doanh số và lưu lượng người mua giảm là hai yếu tốt đang làm chùn bước nhu cầu thuê của các nhà bán lẻ và làm giảm hoạt động cho thuê trên thị trường. Dưới áp lực của chi phí vận hành trong khi giờ hoạt động bị giảm, nhiều nhà bán lẻ đã tiếp cận chủ nhà để được hỗ trợ chí phí thuê.
Tuy vậy, dịch bệnh cũng giúp tăng sự phát triển của TMĐT. Hầu hết các nền tảng TMĐT đều ghi nhận sự gia tăng số lượng đơn đặt hàng trong thời gian dịch, đặc biệt là cho các sản phẩm thiết yếu. Grab, thường được gọi là siêu ứng dụng của Đông Nam Á, đã bắt đầu thí điểm dịch vụ GrabMart cho người dùng tại Tp.HCM trong tháng 3; Tiki Việt Nam cũng ghi nhận 4.000-5.000 đơn hàng mỗi phút vào lúc cao điểm, với hầu hết các sản phẩm được mua là khẩu trang, khăn giấy ướt và máy lọc.
Mặc dù các thách thức có khả năng vẫn tồn tại trong ngắn hạn, nhưng đã có một số dấu hiệu đáng khích lệ xuất hiện khi các quốc gia như Thái Lan và Việt Nam với một số trung tâm thương mại đang trên con đường phục hồi. Các chính phủ ở các thị trường khác hiện cũng đang bắt đầu lên kế hoạch mở lại hoạt động kinh doanh dần dần và tập trung vào các dịch vụ và sản phẩm thiết yếu.
Một số nhà phát triển cũng đang hỗ trợ người thuê bán lẻ của họ để duy trì hoạt động kinh doanh của họ bằng cách cung cấp dịch vụ đặt hàng và giao hàng trực tuyến, giảm bớt gánh nặng chi phí hoạt động khi sử dụng dịch vụ.
Trạng thái ‘bình thường mới’ sẽ buộc chủ nhà và nhà bán lẻ phải chủ động điều chỉnh các chiến lược để đáp ứng các thay đổi tâm lý tiêu dùng và mô hình kinh doanh, bao gồm các công nghệ cho phép giao dịch không tiền mặt và giao hàng trực tuyến. Ví dụ, nhiều nhà hàng hiện đang gấp rút phát triển mô hình giao hàng hoặc mang đi, làm việc với các ứng dụng giao thực phẩm.
TIN CŨ HƠN
- Ai đã ‘đổ’ tiền vào Sendo và Tiki?
- Đại dịch làm bùng nổ thương mại điện tử châu Á
- Nếu Tiki và Sen Đỏ về một nhà, diện mạo của "Ti-Đỏ" sẽ ra sao?
- Ai đã 'đổ' tiền vào Sendo và Tiki?
- Thương mại điện tử bắt tay ngân hàng: Giải pháp tiêu dùng tối ưu cho khách hàng
- Nếu sáp nhập, Tiki và Sendo có "giẫm chân" nhau?
- Tiki và Sendo đã đạt được thoả thuận sáp nhập
- Vì sao Tiki và Sendo sáp nhập?
- Sau đại dịch, thị trường thương mại điện tử cần thêm điều gì?
- DealstreetAsia: Tiki và Sendo đã đạt được thỏa sáp nhập