Tp.HCM dẫn đầu về tăng trưởng doanh thu bán lẻ hàng hóa
Ảnh minh họa
Theo báo cáo mới nhất từ Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 5/2018 ước tính đạt 354.000 tỷ đồng, tăng 1,5% so với tháng trước và tăng 10,4% so với cùng kỳ năm 2017.
Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 267.000 tỷ đồng; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 42.900 tỷ đồng; doanh thu du lịch lữ hành đạt 3.200 tỷ đồng; doanh thu dịch vụ khác đạt 40.900 tỷ đồng
Tính chung 5 tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 1,75 triệu tỷ đồng, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước. Nếu loại trừ yếu tố giá thì tăng 8,3% so với cùng kỳ năm ngoái (cùng kỳ năm 2017 tăng 7,5%).
Xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa 5 tháng đầu năm ước tính đạt 1,32 triệu tỷ đồng, chiếm 75,6% tổng mức và tăng 11% so với cùng kỳ năm trước.
Một số mặt hàng có mức tăng trưởng cao là lương thực, thực phẩm tăng 12,1%; may mặc tăng 12,4%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 11%; vật phẩm văn hoá, giáo dục tăng 9,1%; phương tiện đi lại tăng 8,5%.
Tp.HCM là địa phương có mức tăng trưởng doanh thu bán lẻ hàng hóa cao nhất, với 13,5%. Đứng thứ hai và thứ ba lần lượt là Thái Nguyên (tăng 13%) và Bắc Giang (tăng 12,9%). Hà Nội chỉ xếp ở vị trí thứ tư, với mức tăng trưởng 12,6%.
Về doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 5 tháng đầu năm ước tính đạt 214.400 tỷ đồng, chiếm 12,3% tổng mức và tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, Quảng Bình là địa phương có mức tăng trưởng doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống cao nhất, với 14,5%. Tiếp theo là các tỉnh Bình Thuận tăng 12,7%; Lào Cai tăng 10,9%; Hà Nội tăng 8,5%; Tp.HCM tăng 7,3%.
Xét về doanh thu du lịch lữ hành, trong 5 tháng đầu năm ước tính đạt 16.200 tỷ đồng, chiếm 0,9% tổng mức và tăng 23% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, Tp.HCM tiếp tục là địa phương dẫn đầu về mức tăng trưởng, với 27,5%.
Về doanh thu dịch vụ khác trong 5 tháng ước tính đạt 196.500 tỷ đồng, chiếm 11,2% tổng mức và tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2017.
Theo: vneconomy.vn
TIN CŨ HƠN
- Thị trường hàng hóa ngày 25/5: Vàng, chì tăng giá mạnh trong khi dầu mỏ và cà phê giảm sâu
- Thị trường hàng hóa ngày 24/5: Vàng, cacao, chè, đường cùng tăng giá trong khi dầu mỏ, cao su và thép đều đi xuống
- Hàng hóa ngày 23/5/2018: Dầu thô và vàng đều tăng, giá đường cao nhất 5 tuần, thép thấp nhất 1 tháng, chì đạt đỉnh 2,5 tháng
- Thị trường hàng hóa ngày 22/05/2018: Dầu, cao su, đường tăng giá mạnh trong khi vàng, quặng sắt, đậu tương giảm sâu
- Bán lẻ Việt xuất hiện tình trạng “cá lớn nuốt cá bé”
- Thị trường hàng hóa ngày 21/4: Dầu hồi phục, vàng và các kim loại khác đồng loạt giảm
- Thị trường hàng hóa ngày 18/5: Dầu vượt 80 USD/thùng, nông sản đồng loạt tăng giá
- Thị trường hàng hóa ngày 17/5: Dầu, vàng, kim loại cơ bản và hàng nông sản đồng loạt tăng giá
- Thị trường hàng hóa ngày 15/5: Giá dầu, thép đảo chiều tăng, trong khi vàng, cao su, cà phê, đồng, chì đồng loạt giảm
- Savills: "Am hiểu người tiêu dùng Việt là điều không dễ dàng"