Trước Vinmart, một nhà bán lẻ từng triển khai Virtual Store và thắng lớn: Doanh số trực tuyến tăng 130%, vươn lên trở thành chuỗi bán lẻ online số 1 Hàn Quốc
Thông tin Vingroup mở "Siêu thị Vinmart 4.0" - Virtual Store đầu tiên tại Việt Nam đang được người tiêu dùng hết sức quan tâm. Theo mô tả từ nhà bán lẻ này, "VinMart 4.0" đưa ra hơn 100 nhóm sản phẩm chọn lọc bằng hình ảnh trên những tấm áp phích khổ lớn đi kèm với mã QR code. Những tấm áp phích sẽ được đặt tại các khu vực mật độ dân cư cao, đông người qua lại như khu tập thể, tòa nhà văn phòng, trường học, điểm chờ xe buýt…
Khách hàng chỉ cần mở ứng dụng VinID, quét mã QR để chọn mua sản phẩm, tiến hành thanh toán online là sau đó hàng sẽ được giao tận nhà trong vòng 2-5 tiếng.
Công nghệ Virtual Store, gian hàng ảo được Vingroup áp dụng chính là một hình thức tiêu dùng mua sắm tất yếu trong thời đại bùng nổ thương mại điện tử. Loại hình cửa hàng này được cấu tạo bằng việc sử dụng công nghệ mô phỏng 2 và 3 chiều để tạo ra không gian bán lẻ gần với trải nghiệm mua sắm thực tế của khách hàng. Tại đây người mua có thể vào xem xét thông tin về hàng hóa/dịch vụ, quyết định đặt hàng, mua hàng, thanh toán và giao nhận theo điều kiện mà doanh nghiệp có thể đáp ứng.
Mô hình tương tự của Vingroup đã được Tesco Hàn Quốc áp dụng với chuỗi bán lẻ mang thương hiệu Home Plus của mình vào năm 2011.
Tại một quốc gia mà người dân thật tiêu tốn quá nhiều thời gian để di chuyển bằng phương tiện công cộng, Tesco đã nghĩ ra cách dán rất nhiều áp phích với hình ảnh mặt hàng đi kèm giá cả và mã QR ở các trạm xe bus và tàu điện ngầm. Hình ảnh được thay đổi hàng tuần với giá cả cập nhật giống như trong siêu thị. Người dân khi chờ xe có thể dùng QR Scanner để đặt hàng các sản phẩm sẵn sàng cho bữa tối.
Có những trường hợp, sản phẩm được giao tới tận nhà trước cả khi khách hàng trở về.
Theo lý giải của Tesco, mô hình Virtual Store của họ giúp người tiêu dùng mua sắm tại bất cứ nơi đâu mà không cần đến các cửa hàng vật lý. Quan trọng hơn, khách hàng có thể tận dụng hiệu quả khoảng thời gian chờ đợi tại các nhà ga, tàu điện ngầm để mua sắm hàng hóa cần thiết.
Vì sao mô hình Virtual Store thành công?
Như bất cứ mô hình kinh doanh nào khác, Virtual Store thành công vì lợi ích trực tiếp đem lại cho khách hàng.
Nếu với cách mua hàng truyền thống, người tiêu dùng phải đến trực tiếp cửa hàng vào những khoảng thời gian mở cửa thì khi mua sắm qua gian hàng ảo, họ có thể tiến hành vào bất kỳ lúc nào không kể ngày đêm. Với gian hàng ảo, khách hàng cũng không tốn thời gian di chuyển giữa các quầy kệ, vì hàng hóa và thông tin đã được hiển thị đầy đủ.
Nhưng cơ bản nhất, Virtual Store giải quyết bài toán nhanh và tiện trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng bận rộn.
Khi đã xác định được món đồ mình muốn, khách hàng chỉ cần mất một chút thời gian tìm kiếm trên gian hàng ảo và thanh toán thay vì phải đến tận nơi mua sắm rồi lại mất thời gian cầm đồ về. Ở khía cạnh tiện, gian hàng ảo còn giúp họ tránh được những phiền toái như sự chật chội, chen lấn, chờ đợi xếp hàng thanh toán, cũng như nạn móc túi, cướp giật…
Ngoài ra, nhiều Virtual Store cũng cung cấp các chức năng giúp việc mua sắm trở nên dễ dàng hơn như thanh toán trực tuyến, cấp mật mã riêng cho hội viên, lập ra danh sách phân loại hàng hóa (hàng bán chạy, hàng mới về, sắp xếp theo giá…).
Từ góc độ nhà bán lẻ, các gian hàng ảo giúp họ tăng khả năng tiếp cận khách hàng, giảm chi phí hoạt động, giao dịch như các gian hàng truyền thống. Từ đó, nhà bán lẻ có thể đưa thêm nhiều dịch vụ gia tăng mà không làm tăng giá thành sản phẩm, thực hiện các chương trình khuyến mãi, giảm giá,... để lôi kéo khách hàng.
Ở Việt Nam, Virtual Store của Vingroup nói riêng và mô hình này nói chung vẫn còn rất mới. Và chắc chắn không thể tránh khỏi phản ứng e dè, hoài nghi từ phía cộng đồng. Tuy nhiên ý kiến đánh giá chỉ cần các nhà bán lẻ đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như thời gian giao hàng, Virtual Store sẽ là xu hướng tiêu dùng được đón nhận và đầy hứa hẹn trong thời đại công nghệ mới.
Theo: Trí Thức Trẻ
TIN CŨ HƠN
- Vingroup mở “Siêu thị Vinmart 4.0” - Virtual Store đầu tiên tại Việt Nam: Khách chỉ cần nhìn áp phích và quét mã QR, 2 tiếng sau hàng đã tới cửa nhà
- Vì sao ông lớn bán lẻ Pháp, Đức… tạm biệt Việt Nam?
- Thị trường bán lẻ rộng mở, đại gia ngoại Auchan, Shop&Go... vẫn phải "bán mình" xách vali về nước, doanh nghiệp Việt tận dụng cơ hội ra sao?
- Tranh nhau miếng bánh bán lẻ Việt Nam, đại gia ngoại nhận kết cục trái ngược: Auchan rút lui, Parkson "ngắc ngoải", Big C và Metro bán mình, còn lại Lotte Mart và Aeon vẫn kiên trì mở rộng
- Các hệ thống bán lẻ chính hãng sẽ hưởng lợi sau vụ việc của Nhật Cường?
- Ngành logistics đang thiếu 2 triệu nhân lực
- Chân dung 'gã khổng lồ' bán lẻ Auchan sắp rút khỏi Việt Nam
- Chuỗi bán lẻ Auchan rút khỏi Việt Nam
- Chiếm lấy kẽ hở Amazon bỏ sót, một startup "bán buôn online" cho các cửa hàng nhỏ lẻ được định giá nửa tỷ USD chỉ trong 24 tháng, kết nối 2.000 nhà sản xuất với 30.000 điểm bán
- Làm gì để đưa hàng Việt vào hệ thống bán lẻ nước ngoài?