Từ vụ Ba Huân nhìn lại các thương vụ đầu tư của Shark Linh: Cam kết đầu tư 4 deal, cổ phần phải chi phối từ 45 - 51%, nhưng chưa rót vốn trường hợp nào
Mới đây, bà chủ Ba Huân đã gửi thư "kêu cứu" tới Thủ tướng, xin giúp đỡ bao vệ quyền lợi của doanh nghiệp giữ thị phần số 1 về trứng gà trong quá trình chấm dứt hợp tác với VinaCapital vì lo ngại quỹ này chiếm quyền điều hành. Trước đó, VinaCapital đầu tư 32,5 triệu USD mua lại một số lượng lớn cổ phần của Ba Huân.
Từ vụ Ba Huân kêu cứu, nhìn lại các thương vụ đầu tư của Shark Thái Vân Linh - Giám đốc chiến lược & vận hành Quỹ đầu tư VinaCapital trong Shark Tank Việt Nam mùa 1, thì cổ phần hoán đổi của các thương vụ này đều ở mức 45% - 51%.
Kết thúc mùa 1, bốn Startup được Shark Linh cam kết rót vốn gồm Gcalls, Transformation Studio, Khu vườn của mẹ và Vườn rau nhà mình.
Tuy nhiên, theo khảo sát của chúng tôi đến cuối tháng 6 năm nay, Shark Linh chưa rót vốn cho startup nào trong 4 trường hợp nêu trên.
Gcalls
Đây là thương vụ “nổi sóng” trên truyền hình, vì là đây là cam kết đầu tư lớn nhất trong chương trình Shark Tank. Theo đó, “cá mập” Thái Vân Linh đầu tư 1 triệu USD đổi lấy 45% cổ phần của Gcalls.
Hai nhà sáng lập Gcalls.
Tuy nhiên, khi bắt đầu Shark Tank mùa 2, phía Gcalls cho chúng tôi hay, thương vụ vẫn đang trong quá trình Due Dil. Về việc khi nào dự kiến hoàn tất quá trình thẩm định hay Shark Linh có thay đổi điều kiện rót vốn hay không, đại diện từ Gcalls từ chối trả lời.
Khu vườn của mẹ
Dự án được Shark Linh, Shark Khoa và “cá mập” Phạm Thành Hưng đầu tư 3 tỷ đồng đổi lấy 45% cổ phần. Cuối tháng 6, dự án này đang được tư vấn về mô hình, chiến lược nhưng chưa nhận được tiền rót vốn.
Vườn rau nhà mình
Theo cam kết, Shark Linh và Shark Vương sẽ đầu tư vào dự án này 2,5 tỷ đồng cho 51% cổ phần. Tuy nhiên, tại thời điểm Shark Tank mùa 2 bắt đầu phát sóng, chủ dự án Vườn rau nhà mình vẫn chưa nhận được tiền đầu tư từ 2 “cá mập”.
Transform Studio
Hai nhà sáng lập của Tranform Studio nhận được cam kết đầu tư 3,1 tỷ đồng cho 51% cổ phần công ty. Tuy nhiên, đến cuối tháng 6, startup này chưa nhận được khoản đầu tư nào.
Đỗ Đức Mười - sinh viên năm thứ 3 của ĐH Kiến trúc, Cofounder của công ty Transform Studio - cho biết: Thay đổi lớn nhất của Transform Studio sau chương trình Shark Tank là lượng đơn hàng tăng lên rất nhiều, quy mô công ty cũng phải tăng lên để đáp ứng nhu cầu thị trường.
Theo: Trí Thức Trẻ
TIN CŨ HƠN
- Startup 'Không tên' nhận 240 triệu USD của Softbank
- Lợi nhuận thấp rủi ro cao, vì sao Shark Phú vẫn đầu tư vào ngành hàng thực phẩm truyền thống?
- Gặp gỡ người thách thức Oracle: “Indonesia có Go-Jek, Malaysia có Grab, tôi làm vì Việt Nam phải có thứ để tự hào”
- Bị từ chối đầu tư vì doanh thu thấp, lợi nhuận âm, chiến lược phát triển lại chẳng có gì đột phá, trợ lý 'người giời' của Smartlog dạy cho các doanh nhân 3 bài học vô cùng đắt giá
- Dù bị cả 5 “cá mập” từ chối sau Shark Tank mùa 1, startup này vẫn phát triển mạnh mẽ: Số lượng quán tăng gấp rưỡi, doanh thu tăng 20%
- Gặp gỡ Startup thách thức Oracle mang 1 tỷ USD sang Việt Nam trên Shark Tank: "Thông điệp của tôi rất rõ, tôi muốn PR"
- Vốn ngoại đổ mạnh vào startup cung cấp thông tin bất động sản
- Những “Nỗi đau triệu USD” chưa từng tiết lộ của Shark Vương (P2): Ra quyết định khi cảm xúc đang lên cao nhất, có 1 đồng nhưng vay ngân hàng tận 10 đồng
- Startup bánh chuối được đầu tư vì gắn liền với tuổi thơ của Shark Dzung Nguyễn và "quy mô nhỏ nhưng hiệu quả lớn"
- Startup muốn tận dụng 8 triệu "nhà ma" ở Nhật để cho khách Việt thuê, lợi tức cao tới mức Shark Hưng 20 năm kinh doanh BĐS cũng chưa dám mơ