Vinamilk là thương hiệu sữa được mua nhiều nhất Việt Nam 4 năm liên tiếp
Theo báo cáo The Brand Footprint (Dấu chân thương hiệu) lần thứ 6 vừa được hãng nghiên cứu hành vi người tiêu dùng Kantar WorldPanel công bố, Vinamilk có chỉ số vượt trội so với các thương hiệu sữa khác về số lượt chọn mua.
Cụ thể, có đến 4 nhãn hiệu (bao gồm Vinamilk, Ngôi Sao Phương Nam, Ông Thọ và Susu) của hãng này được xếp vào Top 10 sản phẩm sữa và thay thế sữa, với 303 triệu điểm CRP (điểm tiếp cận người tiêu dùng) trong năm qua. Trong đó, có 78 triệu lượt CRP từ 4 thành phố lớn và 225 triệu lượt từ khu vực nông thôn.
"Với điểm CRP khá cao, Vinamilk đang 'tỏa sáng' với danh hiệu là thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất ở cả hai khu vực, vượt xa các thương hiệu khác", báo cáo của Kantar Worldpanel đánh giá.
Có đến 4 sản phẩm của Vinamilk góp mặt vào Top 10 sản phẩm sữa và thay thế sữa được chọn mua nhiều nhất. |
Xét trên toàn ngành hàng tiêu dùng nhanh, Vinamilk cũng giữ vị trí top 3 nhà sản xuất các thương hiệu được chọn mua nhiều nhất Việt Nam trong suốt 6 năm qua. Vinamilk đã vượt các công ty sản phẩm tiêu dùng nhanh nước ngoài để dẫn đầu bảng xếp hạng The Brand Footprint về nhà sản xuất được chọn mua nhiều nhất ở thành thị.
"Điều này đạt được là nhờ vào sự nhận biết thương hiệu mạnh mẽ của người tiêu dùng đối với nhãn hiệu Vinamilk cùng với hệ thống phân phối trải dài trên toàn quốc của công ty có lịch sử hơn 40 năm thành lập phát triển này", đại diện doanh nghiệp chia sẻ.
Vinamilk giữ vị trí Top 3 nhà sản xuất các thương hiệu được chọn mua nhiều nhất Việt Nam trong suốt 6 năm qua. |
Nghiên cứu The Brand Footprint do Kantar Worldpanel thực hiện trên 73% dân số thế giới, với tổng cộng một tỷ hộ gia đình tại 43 quốc gia, 5 lục địa. Tổng mức đóng góp của nhóm đối tượng này vào GDP toàn cầu là 75%.
Kantar Worldpanel nghiên cứu hơn 18.000 thương hiệu trên toàn thế giới ở các lĩnh vực thức uống, thực phẩm, sữa và sản phẩm thay thế sữa, chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp, chăm sóc gia đình. Bảng xếp hạng năm nay cũng phân tích trên 18.000 thương hiệu và sử dụng dữ liệu thu thập trong 12 tháng tính đến tháng 11/2017.
Bảng xếp hạng Brand Footprint được thiết lập dựa trên thông tin về hành vi mua sắm của người tiêu dùng trên thực tế thay vì dựa trên thị hiếu hay thái độ của họ đối với thương hiệu như ở các bảng xếp hạng khác.
Vinamilk được xem là thương hiệu đi đầu trong cải tiến và phát triển sản phẩm mới đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế khắt khe nhất. Chẳng hạn, sữa tươi Vinamilk 100% organic là sữa tươi organic chuẩn châu Âu đầu tiên ở Việt Nam; hay sữa bột trẻ em Vinamilk Optimum Gold. Trong quý này, hãng vừa ra mắt thêm dòng sữa đậu nành hạt óc chó, làm phong phú thêm thị trường sữa hạt tại Việt Nam.
Cùng với đó, doanh nghiệp cũng phát triển hệ thống trang trại bò sữa và nhà máy trải dài trên lãnh thổ Việt Nam cùng hệ thống phân phối rộng khắp.
Những sáng tạo và nỗ lực này đã giúp doanh nghiệp gặt hái nhiều giải thưởng và bình chọn uy tín của các tổ chức trong, ngoài nước. Đây cũng là môi trường làm việc được yêu thích nhất Việt Nam, theo khảo sát của Anphabe.
"Sự phát triển bền vững 'từ trong ra ngoài' của Vinamilk là minh chứng cho định hướng đúng đắn của doanh nghiệp trong mục tiêu giữ vững vị thế công ty dinh dưỡng số một tại Việt Nam và đem thương hiệu sữa của Việt Nam vươn tầm thế giới", đại diện hãng sữa nhấn mạnh.
Theo: kinhdoanh.vnexpress.net
TIN CŨ HƠN
- 4 năm kinh doanh, bán 10.000 ly trà sữa mỗi ngày, bí quyết của thương hiệu Pozaa Tea là gì?
- Cận cảnh thị trường thang rút Việt Nam và sự nhập cuộc của thương hiệu Mỹ hàng đầu
- Chuyện Vinamilk làm sữa chua, Masan bán mì gói và tư duy marketing có cần tạo ra doanh số?
- Làm gì khi doanh nghiệp bị mất thương hiệu: Bài học từ 5 năm chiến đấu trên đất người của Vinamit
- Đại diện Mumuso lên tiếng sau khi truyền thông Hàn nghi ngờ thương hiệu này đang lừa dối người tiêu dùng Việt
- Hồi sinh những thương hiệu lừng lẫy một thời
- Tập đoàn đồ xa xỉ LVMH nhắm vào startup lĩnh vực hàng hiệu
- Thất bại của Café VIP và câu hỏi của tiểu thư nhà Dr. Thanh: 'Mình còn gì để học các doanh nghiệp vài tỷ?'
- Bớt một đối thủ Uber, liệu có mang lại cơ hội cho taxi truyền thống?
- Grab và chiến lược địa phương hóa tài tình