'Vua hàng hiệu' Johnathan Hạnh Nguyễn mở cửa hàng Apple ở Việt Nam, khai trương ngày 10/9
Trên Fanpage chính thức, eDiGi cho biết đây là cửa hàng ủy quyền của Apple đầu tiên đạt 2 tiêu chuẩn APR (Apple Premium Reseller) và ASP (Apple Service Provider) tại Việt Nam.
Apple Premium Reseller là level cao hơn so với cấp AAR (Apple Authorised Reseller) phần đông có mặt trên thị trường như của FutureWorld, iCenter... Hiện ở Việt Nam, mới có một số ít tên tuổi như F.Studio của FPT đạt được level này.
eDiGi cho biết đơn vị này nhập khẩu trực tiếp hệ thống thiết bị sửa chữa cao cấp nhất từ Apple cùng đội ngũ kỹ thuật viên có chuyên môn cao, đạt được chứng chỉ năng lực chuyên sâu từ Apple. EDiGi cũng tuyên bố là cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam cam kết bảo hành và sửa chữa thiết bị tối đa chỉ 48 giờ sau khi phát hiện lỗi trên máy.
Được biết, cửa hàng eDiGi ngoài việc kinh doanh các sản phẩm của Apple, cũng sẽ tích hợp cả trung tâm bảo hành uỷ quyền. Nói cách khác, người dùng sản phẩm Apple chính hãng và một số mẫu máy "xách tay" nằm trong diện được hỗ trợ có thể gửi bảo hành ở đây.
Để được làm APR của Apple không đơn giản, ông Ngô Quốc Bảo - Giám đốc Phát triển Kinh doanh kiêm Thương mại Điện tử của FPT Retail - từng chia sẻ Apple là một đối tác cực chảnh.
Xin làm Apple Premium Reseller cũng phải nộp CV của CEO, CFO, Marketing Head…Để mở 1 cửa hàng Apple Store, mặt bằng phải đẹp, trong TPHCM phải chọn Vincom Lê Thánh Tôn, ngoài Hà Nội phải nhắm tới Tràng Tiền Plaza, hồ sơ trình lên qua Singapore, Úc, Mỹ… ròng rã ít nhất 6 tháng mới mở được 1 cửa hàng.
IPPG là tập đoàn hàng đầu tại Việt Nam, có các công ty con sở hữu các chuỗi cửa hàng miễn thuế tại sân bay, các cửa hàng thời trang bán GAP, Nike, CK, Levis; các cửa hàng nhượng quyền thương hiệu Domino's Pizza, Burger King; các thương hiệu cao cấp Rolex, Armani Exchange, Bally,...; đồng thời cùng với các đối tác khác xây dựng Nhà ga Quốc tế - Sân bay Cam Ranh...
Theo thống kê, số lượng cửa hàng ủy quyền chính hãng của Apple tại Việt Nam mới chỉ ở con số 15. Singapore có 527 cửa hàng và Thái Lan có 480 cửa hàng. FPT Retail và Thế Giới Di Động hiện chiếm khoảng 80% doanh số bán sản phẩm Apple chính hãng ở Việt Nam, còn lại đến từ nhà mạng và các nhà bán lẻ cỡ nhỏ.
Theo: Bình An - Trí Thức Trẻ
TIN CŨ HƠN
- Xây dựng thương hiệu: Đi từ con người đến công nghệ
- Uniqlo – Thế lực đang “nhăm nhe” Việt Nam: Dày mặt sao chép Gap, chịu “ném đá” để sản xuất rẻ tại Trung Quốc, thất bại ê chề khi “xuất ngoại”
- Thông điệp của thương hiệu cafe này rất rõ ràng - E'MaYaCa và “Khát vọng phổ biến cà phê Sạch”
- Làm thế nào để những sản phẩm có mức độ quan tâm thấp trở nên thu hút?
- Làm mới chương trình khách hàng trung thành: Hướng đến những trải nghiệm giàu cảm xúc
- Muôn kiểu thương hiệu tri ân khách hàng
- Hàng Việt vào đất Thái bằng thị trường ngách
- Digiworld phát triển thị trường cho sản phẩm kẹo dẻo vitamin số 1 Singapore
- Những thương hiệu vang bóng một thời đang vực dậy
- Gà Ovenmaru, Mở rộng chuỗi kinh doanh khắp toàn quốc Việt Nam