Xu hướng đầu tư tiềm năng 2021: Nhà hàng Online phi truyền thống

Mô hình nhà hàng ảo, bếp trên mây, đặt đồ ăn online, take away (mua mang đi) sẽ lên ngôi sau dịch Covid với vô vàn điểm cộng: không bị giới hạn về không gian mặt bằng, có khả năng phục vụ khách hàng trên diện rộng, duy trì doanh thu trong khủng hoảng….

Nhận định này rất đúng với thị trường F&B hiện nay. Tuy nhiên sai với FLYFOOD, vì họ đã "lên ngôi" từ gần 10 năm trước.

Thị trường nhiều dư địa tăng trưởng, cơ hội lớn dành cho doanh nghiệp trong nước

Theo công ty nghiên cứu thị trường hàng đầu thế giới Research and Markets của Mỹ, tốc độ tăng trưởng của mảng giao nhận đồ ăn trực tuyến toàn cầu dự kiến đạt mốc hơn 154 tỷ USD tương ứng khoảng 11,51% vào năm 2023. Trong đó, "tâm chấn" của cuộc bùng nổ được cho là nằm ở châu Á với 55% thị phần toàn cầu.

Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường tiềm năng nhất trong khu vực, bởi quốc gia hơn 90 triệu dân này đang ở tuyến đầu của dòng chảy các xu hướng sống hiện đại và tiềm năng công nghệ được đánh giá cao. Sức ảnh hưởng mạnh mẽ của phong cách sống đô thị thời đại mới, sự lan tỏa của công nghệ, smartphone và ví điện tử, cùng với tỷ trọng chiếm đa số của thế hệ Millennials (sinh năm 1980 - 1995) và Gen Z (sinh sau năm 1995), đã làm thay đổi đáng kể thói quen tiêu dùng cũng như thói quen ăn uống của nhiều người Việt, hướng đến giải pháp giao hàng tận nơi - chú trọng sự tiện lợi và việc nhu cầu được đáp ứng nhanh chóng.

 

Theo Euromonitor International, thị trường giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam dự kiến duy trì mức tăng trưởng bình quân 11% trong 5 năm tới. Nghiên cứu của Kantar TNS cũng chỉ ra rằng, doanh thu thị trường này có tốc độ tăng trưởng trung bình 28,5%/năm, lên tới 449 triệu USD vào năm 2023. Trong khi đó, theo một công bố nghiên cứu mới nhất của Google và Temasek, đến năm 2025 giá trị thị trường dịch vụ ẩm thực trực tuyến có thể tăng gấp 4 lần đạt khoảng 2 tỉ USD. Sự xuất hiện không báo trước của dịch Covid chắc chắn sẽ thúc đẩy những con số này tăng trưởng mạnh mẽ hơn nữa.

Riêng tại TP.HCM, theo một khảo sát từ một "ông lớn" công nghệ vận tải hồi tháng 3/2020, cứ 10 bữa ăn thì có một bữa được đặt hàng trực tuyến, thường cho bữa trưa và các bữa ăn vặt. Hơn ¾ người dùng tại TP.HCM và Hà Nội đặt món trực tuyến ít nhất một lần một tuần. Gần 30% người được khảo sát cho biết đặt món 2-3 lần mỗi tuần, và khoảng 5-6% đặt hơn 10 lần trong 1 tuần.

Từ đó có thể thấy, việc khai thác quy mô thị trường giao nhận thức ăn trực tuyến hiện nay tại Viêt Nam so với tiềm năng vốn có vẫn còn khá khiêm tốn. Khu vực thành thị vẫn còn nhiều không gian để lấp đầy, chưa kể đến sự lan dần ra các đô thị vệ tinh. Điều này tạo ra dư địa lớn cho các mô hình kinh doanh phi truyền thống phát triển, giao tận nơi nhiều hình thức với tính tiện lợi cao như dịch vụ của Công ty CP Thức Ăn Bay (FLYFOOD); đặc biệt là giảm thiểu tối đa rủi ro tối đa so với các mô hình truyền thống.

FLYFOOD – Doanh nghiệp tiên phong của tiên phong

Ra đời năm 2012, Flyfood tập trung giải quyết bài toán tiện lợi – tiết kiệm – nhanh chóng – chuyên nghiệp cho việc ăn uống tại nhà thông qua các dịch vụ: Giao món lẻ tận nhà, tiệc lưu động trọn gói (bàn tròn, buffet, finger food…), dịch vụ SAS (Ship & Service) – giao món lẻ có dụng cụ và phục vụ…

Sau gần 10 năm hoạt động với mô hình kinh doanh tiên phong, đáp ứng được nhu cầu của đa dạng phân khúc khách hàng từ bình dân cho đến cao cấp, hiện FLYFOOD vẫn đang bỏ xa đối thủ cạnh tranh, dẫn đầu về mức độ thấu hiểu khách hàng, quy mô, doanh thu cũng như giá trị thương hiệu; đặc biệt là tập data khách hàng cực lớn sẽ trở thành nền tảng vững vàng, giúp FLYFOOD phát triển mạnh mẽ với bất cứ định hướng nào mà ban quản trị đề ra.

 

So với các mô hình giao đồ ăn hiện có trên thị trường, điểm đặc biệt của FLYFOOD là tính khép kín. Mọi quy trình như chế biến món ăn, vận hành hệ thống bán hàng online, chế tạo máy móc thiết bị, điều phối shipper và nhân viên phục vụ… đều được FLYFOOD tự vận hành bằng hệ thống công nghệ hỗ trợ độc quyền nhằm tối ưu chi phí, ổn định chất lượng, đáp ứng tăng trưởng đột ngột; nâng cao tối đa tính chủ động trong mọi tình huống. Do vậy, mô hình kinh doanh của FLYFOOD rất độc đáo và khó sao chép.

Tất cả những điều đó đã được chứng minh thông qua việc FLYFOOD đã trụ vững qua thời điểm Covid khó khăn nhất, mảng món lẻ giao đi của thương hiệu này vẫn phát triển tốt và được khách hàng ngày càng tin dùng. Không chỉ có vậy, đầu năm 2020, FLYFOOD đã định giá doanh nghiệp và giao dịch thành công trong việc cổ phần hoá công ty với 12 cổ đông chiến lược.

 

Họ đều là những người dày dặn kinh nghiệm trên thương trường và có chuyên môn cao trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là F&B; tạo nên một cục diện vững vàng. Họ đặt niềm tin vào FLYFOOD sở dĩ nhờ sự tăng trưởng bền vững trong suốt một thập kỷ hoạt động, chứng minh tầm nhìn đúng đắn từ ban lãnh đạo.

Theo thông tin từ đội ngũ quản trị, sau khi bắt đầu từ con số không về tài chính vào năm 2012, đến nay, doanh thu của FLYFOOD tăng đều đặn trung bình trên 50% mỗi năm. Đây là con số hết sức ấn tượng trong bối cảnh thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Bên cạnh đó, đáp lại kỳ vọng của các cổ đông, sau cổ phần hóa, từ ngày 1/1/2020, FLYFOOD đã kiện toàn bộ máy tổ chức, xây dựng quy trình vận hành các phòng ban ngày càng hoàn thiện, chuyên nghiệp, hệ thống tài chính minh bạch, loại bỏ cơ chế công ty gia đình, tiến đến hoàn thiện sổ sách, chịu sự kiểm soát của ban kiểm soát nội bộ và thực hiện lộ trình IPO mà HĐQT đã đề ra.

Nắm bắt mọi cơ hội phát triển thị trường

Nhận ra tín hiệu "đèn xanh" từ thị trường, FLYFOOD hiện muốn đẩy mạnh đầu tư hơn nữa theo tư duy chiến lược của hội đồng quản trị: tạo ra những dự án với khả năng phát triển rộng không giới hạn, tăng trưởng mạnh, ứng biến nhanh; tạo hiệu quả kép: không chỉ thúc đẩy lợi nhuận trong hiện tại mà còn làm gia tăng giá trị doanh nghiệp bền vững trong tương lai.

FLYFOOD sẽ tiếp tục bám sát định hướng dịch vụ lưu động, đặt hàng online, giao tận nơi; đồng thời phát triển chuỗi cửa hàng cộng sinh, bán sản phẩm tiện lợi…; kết hợp linh hoạt online – offline thông minh theo xu hướng thế giới; hướng tới ngày càng hoàn thiện hệ sinh thái riêng biệt, ổn định với hệ thống công nghệ hiện đại; mở rộng độ phủ sóng ra nhiều tỉnh, thành khác trên cả nước.

Mới đây, FLYFOOD đã cho ra mắt nhà hàng 7 Gà với concept đặc biệt và hình thức sản phẩm lần đầu tiên có mặt trên thị trường: đưa gà nướng máy vào mô hình chuỗi thức ăn nhanh, đảm bảo chất lượng trên quy mô lớn; nhằm thêm sự lựa chọn cho khách hàng và tăng độ phủ thương hiệu. Bên cạnh đó là chuẩn bị đưa vào thị trường dòng sản phẩm gia vị ăn liền không chất bảo quản, tươi 100%, giúp các đầu bếp tại gia nấu được những món ăn ngon như nhà hàng.

Bên cạnh những mục tiêu thực tế về lợi nhuận, FLYFOOD đặt ra cho mình sứ mệnh tô đậm thêm dấu ấn của ẩm thực truyền thống Việt trên bản đồ ẩm thực thế giới, bằng cách không ngừng nâng cao chất lượng và hình thức các món ăn.

Đội ngũ nhà sáng lập FLYFOOD chia sẻ: "Chúng tôi muốn tạo ra những sản phẩm đủ chuẩn để công nghiệp hoá và nhân rộng, đủ mạnh để khẳng định thương hiệu ẩm thực Việt và đủ khả năng để doanh nghiệp ẩm thực Việt sánh ngang với những doanh nghiệp quốc tế khác từng đình đám trên thị trường nước ta".

Để theo đuổi những mục tiêu mới cao hơn, xa hơn, rộng hơn và sâu hơn, FLYFOOD hiện đang tìm kiếm nhà đầu tư, cũng là những người đồng hành có cùng chí hướng trong việc phát triển doanh nghiệp, đặc biệt là có đam mê và nhiều thế mạnh khác trên hành trình kinh doanh ngành F&B nhằm khai thác triệt để những cơ hội lớn trên thị trường Việt Nam.

"FLYFOOD tin rằng, với sự đồng hành từ các cổ đông, tổng giá trị của công ty hoàn toàn có thể tăng tối thiểu 250% so với thời điểm hiện tại vào cuối năm 2022", đại diện ban quản trị FLYFOOD khẳng định.

FLYFOOD đã chính thức công khai phát hành cổ phần mới, mời gọi nhà đầu tư để tăng nguồn vốn và nhân lực, nhằm chinh phục những mục tiêu và dự án mới đầy tiềm năng trong tương lai gần.

Ánh Dương

 
 
 

TIN CŨ HƠN


Tìm Đại lý phân phối, Nhà cung cấp nổi bật