Yếu tố giải trí tạo bứt phá cho thương mại điện tử

Shoppertainment - mua sắm kết hợp giải trí áp dụng bởi Alibaba, Lazada là giải pháp giúp thương hiệu tiếp cận khách hàng, thúc đẩy người tiêu dùng tương tác.

Luxstay, startup trong lĩnh vực home-sharing (dịch vụ chia sẻ căn hộ, phòng ở - PV) đang trở thành tâm điểm của dư luận sau khi gọi vốn 6 triệu USD từ Shark Hưng, Shark Thủy và Shark Việt trên sóng Shark Tank Việt Nam. Điều này biến Luxstay thành thương vụ có cam kết rót vốn lớn nhất trong lịch sử Shark Tank tính đến thời điểm hiện tại, vượt qua con số 1 triệu USD kỷ lục mà Shark Hưng đề nghị rót vào Mopo.

Theo chia sẻ từ CEO Nguyễn Văn Dũng (Steven), vốn điều lệ 68 tỷ đồng, trước đó, Luxstay đã gọi thành công 3 vòng vốn với tổng giá trị 168 tỷ đồng. Hiện có 10 cổ đông, bản thân founder Steve đang nắm 44% cổ phần công ty.

Trong năm 2017, cũng là năm đầu tiên thành lập, tổng giá giao dịch trên nền tảng Luxstay đạt 300.000 USD. Đến năm 2018, con số này tăng lên 2,2 triệu USD và 6 tháng đầu năm nay là 1,7 triệu USD.

Dù số lượng và giá trị giao dịch tăng nhanh nhưng trên thực tế, năm 2018, Luxstay "burn rate" (số tiền chi cho các chi phí trước khi có dòng tiền dương) là 25 tỷ đồng.

"Công ty đang trong quá trình xây dựng và phát triển. Hiện vẫn chưa có lãi. Dự kiến đến giữa 2022 sẽ hòa vốn và sang đến 2023 bắt đầu có lãi", CEO 8x cho biết.

Luxstay trước khi lên sóng Shark Tank: Nhận đầu tư 168 tỷ đồng, miệt mài đốt tiền và gọi vốn, founder vẫn bạo chi hơn 42 tỷ đồng để mua 36 chiếc xe VinFast - Ảnh 1.

Tuy nhiên, chính những thông số do founder Nguyễn Văn Dũng chia sẻ trên đã khiến không ít người băn khoăn về khoản chi "mạnh tay" của anh và Luxstay vài tháng trước.

Cụ thể, khoảng giữa tháng 3 năm nay, khi dư luận đang tập trung chú ý tới sự kiện ra mắt chiếc VinFast Lux thương mại đầu tiên tại Việt Nam, vị CEO sinh năm 1989 của Luxstay ngay lập tức đăng bài viết trên trang cá nhân, thông báo việc đặt mua 36 chiếc ô tô VinFast với tổng giá trị lên tới hơn 42 tỷ đồng.

Đơn hàng bao gồm 18 chiếc SUV Lux SA2.0 và 18 chiếc Sedan Lux A2.0, với số tiền đặt cọc là 1,8 tỷ đồng.

 

Lý do CEO Nguyễn Văn Dũng đưa ra cho quyết định này một phần nằm ở tên sản phẩm, VinFast Lux (Lux là viết tắt của Luxury, có nghĩa là sang trọng) cũng cùng ý nghĩa với thương hiệu Luxstay mà anh đang phát triển. Một phần xuất phát từ kế hoạch triển khai thêm dịch vụ trong tương lai của Luxstay.

"Có thể vẫn chưa chính thức nhưng trong một tương lai không xa, dự án Luxstay sẽ có thêm những dịch vụ, không chỉ là chỗ ở mà còn liên quan tới thuê xe hoặc đưa đón. Số xe đã đặt mua biết đâu sẽ trở thành những đối tác của chính dự án của tôi trong tương lai. Và sẽ khá là tuyệt vời khi bản thân dịch vụ của mình ra đời mà được bắt đầu bằng một dòng xe của Việt Nam".

Bỏ hàng chục triệu đồng mua smartphone, nhưng chị Bảo Ngọc (quận 3, TP HCM) chủ yếu nghe gọi, nhắn tin, duyệt mail và chụp ảnh. Chị hiếm khi tải về các trò chơi hay ứng dụng giải trí. Một mặt vì không rành thao tác, mặt khác chị bận rộn với gia đình, công việc.

Hai năm gần đây, chị làm quen thêm các ứng dụng mua sắm online do đồng nghiệp giới thiệu. Mất 2-3 phút, chị đặt và thanh toán hoàn tất các các nhu yếu phẩm cho gia đình từ dầu ăn, gia vị, thực phẩm, xà phòng. Trước đây với lượng hàng tương tự, chị phải dành vài tiếng đi chợ, siêu thị.

Chị còn hình thành thói quen săn mã giảm giá, canh các khuyến mãi chớp nhoáng. Từ đầu 2019, các sàn thương mại sáng tạo các game tương tác sau đó đổi thưởng, chị Ngọc cũng tham gia thường xuyên. "Mỗi ngày mình bỏ ra vài phút để chơi. Nhiều trò chơi được dẫn bởi các danh hài, diễn viên nổi tiếng giúp tôi vừa giải tỏa căng thẳng, vừa thu thập phiếu giảm giá tiết kiệm chi tiêu gia đình", chị Ngọc nói.

Nhạy bén với công nghệ hơn, anh Quốc Minh (quận Thủ Đức, TP HCM) còn chủ động tham gia các hội nhóm Facebook chia sẻ kinh nghiệm mua sắm online. Anh đặc biệt quan tâm các chủ đề như cách chơi để tăng cơ hội trúng thưởng, game nào có giá trị thưởng cao... Nhờ đó, anh thường xuyên mua những món hàng đắt đỏ như đồ công nghệ, thực phẩm chức năng rẻ hơn giá niêm yết.

Các ứng dụng thương mại điện tử đang ngày càng đổi mới, cải tiến với những tính năng giải trí.

Các ứng dụng thương mại điện tử đang ngày càng đổi mới, cải tiến với những tính năng giải trí.

Chị Ngọc và anh Minh là hai trong gần 40 triệu người tiêu dùng của các nền tảng e-commerce tại Việt Nam đang chứng kiến bước chuyển mình của những sàn thương mại điện tử. Mua sắm không chỉ còn là hoạt động chọn hàng, thanh toán, mà còn đi kèm những tính năng giải trí, trò chơi tương tác.

Xu hướng thị trường thay đổi

2018 là giai đoạn sôi động của kinh doanh trực tuyến tại Việt Nam với tốc độ tăng trưởng đạt trên 30%, doanh thu 8 tỷ USD. Đến năm 2021, số người mua sắm trực tuyến sẽ đạt 42 triệu người, theo dự báo từ công ty nghiên cứu eShopWorld (Ireland). Hấp lực này khiến thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam cạnh tranh gay gắt. Các đơn vị tích cực triển khai các mô hình mới, mục đích nhằm tăng độ trung thành của những khách hàng hiện hữu, đồng thời chuyển hóa những nhóm đối tượng tiềm năng thành khách hàng thực.

Một trong những mô hình mới được áp dụng của các sàn thương mại là mua sắm kết hợp giải trí - shoppertainment. Xu hướng này hình thành cách đây một thập kỷ, khi sàn thương mại điện tử Alibaba khởi xướng lễ hội mua sắm trực tuyến Ngày Độc thân - Single Day, diễn ra ngày 11/11 mỗi năm. Trong ngày này, các thương hiệu từ lớn đến bé đồng loạt áp dụng mức giảm giá tối thiểu là 50% trên nền tảng bán lẻ Tmall, Taobao và các trang thương mại điện tử khác của Alibaba Group. Để có mức ưu đãi lớn, Alibaba phải cam kết doanh số cho các nhà bán hàng, trong đó bao gồm cả những "đại gia" như Apple, Uniqlo...

Nhằm đạt mục tiêu kinh doanh, "ông lớn" Trung Quốc quyết định tổ chức các lễ hội đếm ngược nhằm quảng bá ngày hội, kết hợp trình diễn âm nhạc - thời trang, quy tụ dàn sao quốc tế như Katy Perry, Pharell Williams... Chương trình năm 2016 kéo dài suốt 8 tiếng, thu hút 400 triệu người xem livestream thông qua ứng dụng e-commerce. Vừa theo dõi, người dùng vừa có thể đặt mua các trang phục mà những người mẫu trình diễn. Hãng còn triển khai nhiều trò chơi tương tác trực tiếp, đơn cử như "Phong bì đỏ" - xổ số nhận tiện theo thời gian thực.

Theo Business Insider (Mỹ), nhờ những chiến lược tận dụng hiệu ứng giải trí mà Ngày Độc thân mỗi năm đều thiết lập kỷ lục mới. Năm 2017, tổng giá trị giao dịch, tổng giá trị hàng hóa tiêu thụ đạt 25 tỷ USD, đưa Single Day vượt Black Friday, Cyber Monday trở thành ngày mua sắm lớn nhất thế giới. Năm 2018, Alibaba thu về 31 tỷ USD trong 24 giờ vận hành, gấp đôi doanh thu của Black Friday, Cyber Monday cùng năm cộng lại.

Shoppertainment tạo bứt phá

Từ Trung Quốc, xu hướng này dần lan rộng ra các khu vực lân cận như Hàn Quốc, Nhật Bản và Đông Nam Á. Theo nền tảng so sánh giá iPrice, thiên về giải trí và gia tăng trải nghiệm là bước chuyển hướng của các doanh nghiệp e-commerce Việt Nam và các nước Đông Nam Á sau những cuộc đua giảm giá ở những năm trước. Điển hình là Lazada khi không ngừng đẩy mạnh chiến lược shoppertainment từ nửa đầu năm 2019.

Bên cạnh khu vực chọn hàng, đặt mua, người dùng còn có thể giải trí với LazGame, là tập hợp các trò chơi sáng tạo, đồ hoạ bắt mắt được kích hoạt trực tiếp trong ứng dụng và tự động bổ sung phần thưởng là những phiểu mua hàng vào kho giảm giá của người dùng. Theo đại diện sàn thương mại điện tử, có đến 2,5 triệu người dùng, trung bình tham gia LazGame 6 lần mỗi ngày trong tuần đầu tiên của chuỗi sự kiện sinh nhật 7 tuổi của Lazada vào tháng 3 năm nay.

Ngoài LazGame, át chủ bài của sự kiện sinh nhật năm 2019 còn là đêm nhạc "Super Party" diễn ra tại Indonesia với sự góp mặt của dàn sao nổi tiếng thế giới như Dua Lipa, Agnes Mo và đại diện từ Việt Nam ca sĩ Đông Nhi, MC Trấn Thành. Sự kiện giúp doanh số khu vực của Lazada trong 24 giờ ngày 27/3 tăng 15 lần so với doanh số trung bình.

Chương trình Đoán giá với sự dẫn dắt của các nghệ sĩ giải trí thu hút sự theo dõi và tương tác của người xem

Chương trình Đoán giá với sự dẫn dắt của các nghệ sĩ giải trí thu hút sự theo dõi và tương tác của người xem

Tiếp nối thành công với chiến lược shoppertainment, vừa qua, Lazada lần đầu tiên giới thiệu gameshow "Đoán giá" (Guess It) tương tác trực tuyến trên ứng dụng với tổng giải thưởng lên đến một tỷ đồng. Chương trình nhằm mục đích giúp doanh nghiệp hoàn chỉnh chiến lược thay đổi nhận diện thương hiệu, mở màn cho lễ hội mua sắm giữa năm "Sale Kêu Hè Về" tại Việt Nam.

Gameshow được tổ chức tại 6 quốc gia với tổng cộng 672 tập, giới thiệu hơn 4.000 sản phẩm khuyến mãi. Riêng tại Việt Nam có tổng cộng 120 tập phát sóng. Mỗi ngày từ 1-20/7 diễn ra 6 tập phát sóng với sự góp mặt của các nghệ sĩ như Trấn Thành, Ngô Kiến Huy, Thu Trang, Gil Lê và Sam. Giải thưởng là những mã giảm giá, liên tục tăng giá trị theo tổng số lượng người chơi. Phần thưởng trung bình trong mỗi tập phát sóng lên tới 9 triệu đồng.

Ông James Dong - Giám đốc Điều hành của Lazada Việt Nam nhận định với sự đầu tư nghiêm túc về công nghệ và trải nghiệm giải trí cho khách hàng, doanh nghiệp đón nhận nhiều tín hiệu tích cực, người dùng Đông Nam Á ngày càng ưa chuộng hình thức shoppertainment. Gameshow "Đoán giá" thu về tổng cộng 7 triệu lượt xem và 2 triệu bình luận trên toàn Đông Nam Á. Mỗi khách hàng dành trung bình 8,1 phút cho trò chơi này. LazGame thu hút hơn 2,9 triệu người chơi và 130 thương hiệu tài trợ giải thưởng khi Lazada lần đầu tiên giới thiệu tính năng cho phép các nhãn hàng có thể thay đổi hình ảnh trò chơi bằng các logo hay sản phẩm.

LazGame

Để tham gia các trò chơi trên LazGame, người dùng không cần tải mới dữ liệu mà chỉ cần thể truy cập thông qua ứng dụng Lazada sẵn có.

Giám đốc Điều hành của Lazada cho biết thêm, LazGame và gameshow là giải pháp giúp các thương hiệu và nhà bán hàng tiếp cận tốt hơn với khách hàng cũng như thúc đẩy người tiêu dùng trải nghiệm mua sắm và giải trí lâu hơn trên ứng dụng.

Đây đồng thời là chiến lược chủ đạo của doanh nghiệp nhằm tạo ra mùa mua sắm mới rơi vào giữa năm. Với sự hỗ trợ của các tính năng giải trí, hơn 80% đơn hàng được đặt qua ứng dụng và 615.000 kiện hàng đã được Lazada giao đi thị trường Đông Nam Á chỉ trong 12/7. "Trong mùa mua sắm vốn ảm đạm, chúng tôi có thể đem lại niềm vui cho người dùng và mang đến cơ hội phát triển cho các nhà bán hàng.", ông James Dong nhấn mạnh.

Theo dự báo của iPrice, xu thế đưa yếu tố giải trí vào hoạt động mua sắm trực tuyến chứng tỏ các công ty thương mại điện tử hoạt động Việt Nam ngày càng ý thức rằng chỉ có giảm giá đơn thuần là chưa đủ mà để cạnh tranh và giữ chân khách hàng lâu dài. Họ còn cần phải thỏa mãn được nhu cầu giải trí của người tiêu dùng. Bên cạnh phát triển thanh toán online và sự trỗi dậy của các sàn nội địa thì shoppertainment sẽ còn tiếp tục xuất hiện rộng rãi trong nửa sau năm 2019.

Bảo An

Theo: vnexpress.net

 


Tìm Đại lý phân phối, Nhà cung cấp nổi bật