2020 là năm hồng phát của KIDO: Lãi gấp rưỡi bất chấp Covid-19, chính thức quay lại ngành bánh kẹo sau 5 năm bán mảng này cho đối tác ngoại
Tương đương, lợi nhuận gộp năm 2020 của KIDO đạt 1.764 tỷ đồng tăng 8,2% so với năm 2019, trong đó: tỷ trọng lợi nhuận gộp ngành dầu ăn chiếm 54,9%; ngành hàng lạnh chiếm 41,8% và ngành khác chiếm 3,3%.
Tập đoàn KIDO vừa chính thức công bố tình hình hoạt động kinh doanh trong năm 2020. Cụ thể: doanh thu thuần năm 2020 của KIDO đã hoàn thành 101,1% kế hoạch, tăng 15,4% so với năm 2019 chủ yếu là do sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành dầu ăn.
Doanh thu thuần từ ngành dầu ăn chiếm 84,5% doanh thu thuần toàn Tập đoàn - tăng mạnh 25,1% so với năm 2019, trong đó TAC tăng trưởng mạnh nhất với 26,7%; ngành hàng lạnh chiếm 15,1% (giảm 7,5% so với năm 2019) và các ngành khác chiếm 0,4%. Lợi nhuận gộp năm 2020 của họ đạt 1.764 tỷ đồng - tăng 8,2% so với năm 2019, trong đó: tỷ trọng lợi nhuận gộp ngành dầu ăn chiếm 54,9%; ngành hàng lạnh chiếm 41,8% và ngành khác chiếm 3,3%.
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2020 của doanh nghiệp này đạt mức 410,5 tỷ đồng, tăng mạnh 59,1% so với năm 2019. Lợi nhuận trước thuế năm 2020 đạt 417,7 tỷ đồng, hoàn thành 126,6% kế hoạch đề ra của cả năm, tăng 47,4% so với năm 2019 và lợi nhuận sau thuế năm 2020 đạt 330,7 tỷ đồng tăng 59,6% so với năm 2019.
Về chi phí bán hàng: chi phí bán hàng (CPBH) năm 2020 của KIDO đạt 1.043 tỷ đồng, giảm 6,8% so với năm 2019. Trong đó: CPBH từ ngành dầu ăn tăng nhẹ 5,4% so với năm 2019 và ngành hàng lạnh giảm 22,4% so với năm 2019.
Về chi phí quản lý doanh nghiệp: chi phí quản lý doanh nghiệp (CP QLDN) năm 2020 của Tập đoàn ngốn 415,7 tỷ đồng, giảm 11,4% so với năm 2019, trong đó: CP QLDN từ ngành dầu ăn giảm mạnh 38,5% so với năm 2019 và ngành hàng lạnh giảm 39,7% so với năm 2019.
"Năm 2020 là một năm có nhiều khó khăn và thử thách của nền kinh tế Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.
Chúng tôi đã chủ động nguồn cung hàng hóa, điều chỉnh và lên kế hoạch sản xuất phù hợp để đáp ứng nhu cầu hàng hóa của người tiêu dùng tại từng khu vực. Thông qua việc tối ưu hóa hệ thống kênh phân phối, công ty đã tăng cường 15 kho trung chuyển khắp cả nước, nâng cao năng lực của gần 300 Nhà phân phối (bao gồm cả ngành lạnh và ngành khô), phân bổ hàng hóa hiệu quả thông qua 450.000 điểm bán ngành hàng khô và 120.000 điểm bán ngành hàng lạnh trên toàn quốc", đại diện KIDO chia sẻ.
Ngành lạnh của KIDO vẫn mang lại lợi nhuận tốt cho doanh nghiệp.
KIDO Foods
Dịch bệnh Covid ảnh hưởng đến doanh thu của ngành Kem tại các khu vui chơi, giải trí, du lịch; theo đó Tập đoàn đã nhanh chóng triển khai dịch chuyển kênh bán hàng về khu vực dân cư, các cửa hàng tiện lợi, kênh KA, siêu thị...
Là doanh nghiệp dẫn đầu về thị phần kem tại Việt Nam với 43,5%, theo KIDO, họ đã phát huy được tối đa năng lực của mình trong việc nắm bắt xu hướng thị trường và trào lưu ăn vặt của giới trẻ nhằm phát triển các sản phẩm phù hợp với xu hướng thị trường, sản phẩm có lợi nhuận cao, đặc biệt chú trọng phân phối các sản phẩm kinh doanh cốt lõi phù hợp với từng khu vực để gia tăng lợi nhuận.
Cùng với đó là các hoạt động kích hoạt thương hiệu nhằm khuyến khích người tiêu dùng gia tăng tần suất mua và sử dụng sản phẩm như: chương trình KIDO Roadshow và Lễ hội Thế giới kem – Ra mắt bộ đôi ‘siêu phẩm’ Kem Trân Châu của nhãn hàng Celano đã thu hút hàng ngàn bạn trẻ tham gia và trải nghiệm
Kết thúc năm 2020: doanh thu thuần của KIDO Foods đạt 1.282 tỷ đồng, giảm nhẹ 7,3% so với năm 2019 nhưng lợi nhuận trước thuế 2020 đã hoàn thành kế hoạch và tăng 8% so với năm 2019.
Cuối năm 2020, KIDO Foods cũng chính thức được sáp nhập vào Tập đoàn KIDO. Ngày 14/12/2020, HĐQT Tập đoàn KIDO đã họp và đưa ra Nghị quyết số KDC12/2020/NQ-HĐQT thông qua phương án phát hành trái phiếu của công ty. Mệnh giá: 1.000.000.000 VNĐ (Một tỷ đồng)/Trái phiếu; giá phát hành: bằng 100% mệnh giá; mục đích: bổ sung vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh dầu ăn, bánh kẹo, nước giải khát, nông sản thực phẩm và sản phẩm khác.
Ngày 18/12/2020, KIDO chính thức phát hành 23.088.000 cổ phiếu KDC để hoán đổi cổ phiếu KDF của KIDO Foods nhằm thực hiện phương án sáp nhập vào Tập đoàn. Việc chuyển giao cổ phiếu dự kiến sẽ được hoàn tất trong quý I/2021.
Ngành dầu
Với mảng bán lẻ dầu ăn: KIDO đã chủ động, linh hoạt trong việc điều tiết nguồn nguyên liệu, tối ưu hóa chi phí, nghiên cứu và nắm bắt tâm lý người tiêu dùng cũng như thói quen sử dụng sản phẩm tại từng vùng miền, nghiên cứu và phát triển sản phẩm phù hợp để tăng cường sức khỏe cho người dân… Ngoài ra, Tập đoàn này còn tập trung phát triển các sản phẩm trung và cao cấp, cốt lõi, có lợi nhuận cao, đồng thời đẩy mạnh tương tác, bán hàng trực tuyến cho người tiêu dùng trên nền tảng thương mại điện tử.
Đối với mảng thương mại và công nghiệp: KIDO đã đẩy mạnh hoạt động bán hàng thông qua việc mở rộng khối khách hàng thương mại và khách hàng công nghiệp trên toàn quốc, các cơ sở sử dụng dầu ăn trong sản xuất và chế biến các sản phẩm địa phương, tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động xuất khẩu. Đồng thời, họ cũng đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng, mở rộng phạm vi hoạt động, tạo lợi thế cạnh tranh về giá và chi phí vận hành.
Tường An đã có một năm 2020 thành công.
CTCP Dầu Thực Vật Tường An (TAC): năm 2020 là năm Tường An đạt doanh thu kỷ lục từ trước đến nay. Trong đó doanh thu đến từ phân khúc trung và cao cấp tăng 23% so với năm 2019. Doanh thu thuần cả năm 2020 đạt 5.247 tỷ đồng, hoàn thành 115,1% kế hoạch năm, tăng mạnh với tỷ lệ 26,7% so với năm 2019. Tương ứng, lợi nhuận gộp năm 2020 của TAC đạt 762 tỷ đồng, tăng 15,2% so với năm 2019 và lợi nhuận trước thuế năm 2020 vượt 14,5% so với kế hoạch năm ở mức 221 tỷ đồng và tăng 29,6% so với năm 2019.
KIDO Nhà Bè (KDNB): là thành viên mới gia nhập Tập đoàn KIDO cuối năm 2018. Sau gần 2 năm gia nhập, KDNB đã nhận được sự hỗ trợ toàn diện của công ty mẹ trong việc cải thiện và nâng cao hiệu quả danh mục sản phẩm, cắt giảm các chi phí không tạo ra giá trị, gia tăng hiệu quả hoạt động.
Trong năm 2020, kết quả hoạt động kinh doanh của KDNB được cải thiện mạnh mẽ: doanh thu thuần năm 2020 đạt 1.183,8 tỷ đồng, hoàn thành 109,1% kế hoạch năm và tăng 25,4% so với năm 2019; lợi nhuận trước thuế 2020 đạt 26,2 tỷ đồng, tăng 41,9% so với năm 2019, vượt 63,7% so với kế hoạch cả năm.
TCT Công Nghiệp Dầu Thực vật Việt Nam (VOC): năm 2020, Vocarimex luôn chủ động theo dõi chặt chẽ giá dầu và hàng tồn kho, dự báo giá dầu… nhằm gia tăng sức cạnh tranh của công ty và kịp thời ứng phó với bất cứ biến động của thị trường trong giai đoạn dịch bệnh diễn biến khá phức tạp. Song song đó, công ty cũng đã và đang tập trung đẩy mạnh các dòng sản phẩm có lợi nhuận cao.
Tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2020 cho thấy: doanh thu thuần của VOC đạt 2.598 tỷ đồng, tăng nhẹ 1,8% so với năm 2019; lợi nhuận gộp năm 2020 tăng vượt bậc 92,7% so với năm 2019; lợi nhuận trước thuế 2020 đạt mức 234 tỷ đồng, đã hoàn thành kế hoạch năm và tăng 147,1% so với năm 2019.
Trong thời gian tới, Vocarimex vẫn sẽ tiếp tục theo dõi, dự báo tình hình nguyên liệu để có được nguồn nguyên liệu giá tốt và đẩy mạnh công tác bán hàng, cung cấp các sản phẩm dầu sản xuất theo yêu cầu của khách hàng, đặc biệt là khối khách hàng công nghiệp và kênh xuất khẩu.
Ngành hàng khác
Năm 2020 cũng đánh dấu sự quay trở lại của KIDO ở mảng bánh kẹo.
Quý III/2020, Tập đoàn KIDO đã chính thức quay trở lại thị trường snack (gồm cả bánh kẹo và thực phẩm ăn vặt) với sản phẩm tiên phong là bánh trung thu thương hiệu Kingdom, đánh dấu cột mốc tham gia thị trường bánh kẹo Tết sau 5 năm vắng bóng.
"Sau khi tái cấu trúc toàn bộ Tập đoàn, KIDO sẽ tiếp tục tập trung vào chiến lược phát triển sản phẩm theo từng khu vực và thị trường khác nhau, đẩy mạnh sức tiêu thụ sản phẩm của các khách hàng mới. Chúng tôi cũng chú trọng đa dạng hóa sản phẩm trong ngành dầu ăn, ngành kem, ngành snacking, đặc biệt các sản phẩm cốt lõi và cao cấp có lợi nhuận cao. Mở rộng kênh phân phối và gia tăng thị phần trong từng ngành hàng, tạo đà bứt tốc nhằm sớm đưa Tập đoàn hoàn thành các mục tiêu tăng trưởng theo đúng lộ trình.
Trong năm 2021, chúng tôi cũng sẽ tiếp tục đầu tư để IT hóa việc vận hành kinh doanh và quản trị nguồn nhân lực. Qua đó, KIDO muốn tối ưu hóa các đơn hàng tự động qua hệ thống DMS. Các hệ thống sẽ giúp việc sản xuất/bán hàng/quản lý, phân phối tổng hợp và cải thiện việc vận chuyển và giao hàng, được yêu cầu; đồng thời, phân tích được thông tin tại từng điểm bán, giúp thị trường điều phối kịp thời, tự động lên đơn hàng và đưa đơn hàng đến nhà phân phối, đáp ứng được nhu cầu hiện có của thị trường", đại diện KIDO tiết lộ về chiến lược kinh doanh của họ trong năm 2021.
TIN CŨ HƠN
- Grab Financial nhận 300 triệu USD vốn đầu tư vòng Series A, tham vọng khai thác quy mô doanh thu 60 tỷ USD từ mảng fintech
- King Coffee hợp tác với FPT Shop để mở rộng chuỗi WEHome Café
- 98% lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam có kế hoạch ứng dụng số hóa trong chuỗi cung ứng để vượt bão Covid-19
- Mekong Capital ra mắt quỹ mới quy mô 246 triệu USD, rót từ 10 - 35 triệu USD cho các khoản đầu tư
- Chuỗi bán lẻ thực phẩm nhập khẩu Homefarm muốn mở 300 cửa hàng đến năm 2022
- Chuyện cửa hàng lớn nhất thế giới của Uniqlo bán cả hoa tươi và sách: Nếu chỉ đứng im khi cả thế giới thay đổi, dù là gã khổng lồ cũng có thể 'chết'
- Bước chuyển mình mạnh mẽ của Co.op Smile sau một năm đại dịch
- AEON Việt Nam góp phần phát triển kinh tế xã hội tại Hải Phòng
- Giới thiệu hệ thống bán lẻ Đồng Hồ Hải Triều tại Việt Nam
- Các doanh nghiệp phân phối, cung cấp và sản xuất laptop - máy tính bảng vẫn 'béo tốt' trong đại dịch Covid-19