8X tự tin khởi nghiệp với đồ nội thất bằng GIẤY: Có thể thay thế bất kỳ loại đồ gỗ nào, thậm chí chống nước, chống ẩm cao
Paperpop là doanh nghiệp sản xuất đồ nội thất với khoảng 50 loại cơ bản từ giường, tủ cho đến đồ chơi cho mèo,… từ GIẤY.
Sản phẩm bằng giấy của doanh nghiệp này sản xuất ra vững chắc như bất kỳ loại đồ nội thất bằng gỗ nào. Thậm chí nó còn được phủ một lớp chống thấm đặc biệt nên sản phẩm có khả năng chống nước, chống ẩm cao.
Paper Pop giải quyết được vấn đề trước đây nhiều doanh nghiệp gặp phải đó là sản phẩm giá rẻ thì không thân thiện với môi trường hoặc sản phẩm thân thiện với môi trường thì giá thành lại cao.
Gần đây, 'giường cacton sóng' tại Thế vận hội Tokyo đã trở thành một chủ đề nóng thu hút sự quan tâm của mọi người đến đồ nội thất bằng giấy. Hầu hết mọi người đều nghi ngờ về độ bền, nhưng Giám đốc điều hành Paper Pop Daehee Park (35 tuổi) đã xoá bỏ mọi nghi ngờ của người tiêu dùng.
CEO Park tại trụ sở của Paper Pop ở Gangnam-gu, Seoul đã chia sẻ câu chuyện về nội thất bằng giấy.
'Tôi đọc rất nhiều sách đến nỗi mà trong nhà không còn chỗ để để sách nữa. Ngay lúc đó những chiếc hộp cacton đã đập ngay vào mắt tôi".
Nội thất bằng giấy bắt nguồn từ ý tưởng của CEO Park muốn tự mình giải quyết những điểm bất tiện trong cuộc sống của mình. Anh ấy đã thiết kế những bản vẽ lên chiếc hộp cacton dựa trên kinh nghiệm 4 năm làm việc của mình tại một công ty chuyên sản xuất hộp giấy và từ đó tự tay tạo ra một "chiếc hộp không gian" (một loại tủ sách).
Chiếc tủ sách này bền này hơn mong đợi, vì vậy tôi đã sử dụng nó trong nhiều năm. Sau khi có ý tưởng từ điều này, CEO Park đã đăng ký bằng sáng chế.
Hiện tại, Paper Pop có 12 bằng sáng chế. Paper Pop được thành lập vào năm 2013 .
Sản phẩm của Paperpop có thể tái chế 90-95% khi tháo rời. Khi lắp ráp sản phẩm không sử dụng chất kết dính hay dụng cụ đặc biệt nào ngoài việc sử dụng bộ phận kết nối bằng nhựa sản xuất riêng cho đồ nội thất bằng giấy.
Paper pop cũng đang lên kế hoạch để thu gom các bộ phận kết nối bằng nhựa và tái chế chúng thành các sản phẩm mới (upcycling).
"Cách đây 3-4 năm, nếu đồ nội thất bằng giấy và nội thất 'MDF' có cùng mức giá thì đa số mọi người sẽ lựa chọn dùng nội thất từ gỗ MDF, dùng và vứt đi khi hỏng hoặc không có nhu cầu. Nhưng ngày nay điều này đã thay đổi rất nhiều. Ngày càng có nhiều mong muốn không sử dụng bao bì đóng gói bằng nhựa, nilon. Nhiều người tiêu dùng luôn đặt câu hỏi khi mua sắm: "Liệu sản phẩm này có thực sự thân thiện với môi trường không?". Khi các thế hệ thay đổi, nhận thức về giá trị tiêu dùng cũng đã tăng lên một cách rõ ràng ".
Đây là lý do tại sao đồ nội thất bằng giấy đang ngày càng trở nên phổ biến trong căn nhà của những người độc thân ở độ tuổi 20 đến 30 tuổi, những người thường xuyên di chuyển. Những người này có xu hướng mua đồ nội thất rẻ và vứt nó đi trong khi chuyển nhà.
Vật liệu MDF được sử dụng phổ biến trong đồ nội thất nói chung tuy nhiên nó rất khó tái chế vì nó được làm bằng cách trộn dăm gỗ với chất kết dính. Tuy nhiên, với đồ nội thất bằng giấy, nếu được tháo rời, nó sẽ trở lại thành những tấm bìa cacton sóng và rất dễ tái chế. Nó cũng dễ dàng để tháo gỡ, lắp đặt, di chuyển kể cả với một phụ nữ độc thân.
Giường giấy Paperpop chịu lực lên đến 300kg trong khi chỉ nặng 10kg.
Tất nhiên, thế hệ 40 đến 50 tuổi cũng sử dụng nội thất bằng giấy của Paper Pop nhưng thường sử dụng vì giá cả hợp lý. CEO Park nhận ra một điểm thú vị khác biệt giữa lý do tiêu dùng của đối tượng khách hàng thế hệ 20 đến 30 tuổi và 40 đến 50 tuổi.
"Một khách hàng ở độ tuổi 50 cho biết anh ta mua vì giường thì không cần phải cho người khác xem mà sản phẩm này giá lại hợp lý. Tuy nhiên, một khách hàng ở độ tuổi 20 lại cho biết anh ta mua để thể hiện rằng anh ấy đang mua sắm một cách thân thiện với môi trường".
Paper Pop đã tập trung vào kinh doanh B2B cho đến năm 2019, trước khi bùng phát COVID-19. Doanh nghiệp này đã làm những bức tường và ghế ngồi sử dụng cho các cuộc triển lãm. Tuy nhiên doanh số bán ra đã giảm 1/10 do ảnh hưởng của đại dịch.
Giám đốc điều hành Park đã nhận định cuộc khủng hoảng do đại dịch như một cơ hội để ông chuyển sang sản xuất đồ nội thất trong gia đình. Màn chắn Covid bằng giấy là sản phẩm mục tiêu vào thời điểm đó.
Năm ngoái, nhu cầu về màn chắn của các doanh nghiệp tăng mạnh, tuy nhiên rất nhiều chỉ trích cho rằng màn chắn acrylic gây ô nhiễm môi trường. Một công ty lớn đã yêu cầu Paper Pop làm màn chắn bằng giấy. Và nó đã trở thành một sản phẩm thiết yếu trong mùa dịch nhưng lại hoàn toàn thân thiện với môi trường.
Sau thời gian đó, Paper pop cũng đã mở rộng sang kinh doanh B2C với các sản phẩm như bàn cách ly, giá đỡ máy tính xách tay, … B2C hiện chiếm 70% tổng doanh số và cũng tăng gấp đôi so với năm trước.
Paper Pop cũng đang tiến ra nước ngoài và kêu gọi vốn từ Nhật Bản. Tuy nhiên, không giống như ở Hàn Quốc, nơi thị trường nội thất bằng giấy chưa được hình thành, các công ty nước ngoài chuyên về nội thất giấy như Smart Decor Furniture ( Mỹ), Carton ( Australia) đã xuất hiện từ khoảng năm 2008. IKEA cũng đã ra mắt các sản phẩm nội thất bằng giấy. Khi được hỏi điều gì làm cho Paper Pop trở nên khác biệt ở thị trường nước ngoài, CEO Park đã tự tin trả lời đó chính là giá cả.
Ở châu Âu và Nhật Bản, có những món đồ nội thất bằng giấy có giá lên tới 1 triệu won ( khoảng 20 triệu VND). Paper Pop đã hạ giá thành sản phẩm mặc dù vẫn sử dụng loại giấy có chất lượng tốt bằng cách áp dụng công nghệ tự động hoá và sản xuất hàng loạt. Đây là kinh nghiệm mà CEO Park học được khi còn làm việc tại công ty sản xuất hộp giấy. Ngoài ra các sản phẩm nội thất của Paper Pop có lợi thế về màu sắc cũng như kiểu dáng đa dạng hơn các sản phẩm hiện có trên thị trường quốc tế.
CEO Park hy vọng rằng ở một tương lai không xa, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những món đồ nội thất bằng giấy trong cuộc sống hằng ngày.
TIN CŨ HƠN
- Hành trình khởi nghiệp trở thành ‘ông trùm’ chuỗi nhà thuốc lớn nhất Việt Nam
- Hoa hậu Ngọc Hân kể chuyện khởi nghiệp: Thuê nhà nhưng bị chê phong thuỷ xấu, chủ cũ có ‘tiền sử’ 10 năm bán quan tài; 20 ngày sau tất cả mọi người phải nghĩ khác!
- Bỏ đại học Ivy League, cô gái 24 tuổi tạo ra startup trị giá 140 triệu USD
- Chàng sinh viên học dốt thành ông chủ đế chế đạt doanh thu 250 triệu USD sau 3 năm, vượt mặt cả công ty của Kim Kardashian
- Bị Covid-19 vùi dập khiến 80% hoạt động kinh doanh biến mất sau 8 tuần, có lúc tưởng 'chết', Airbnb đã hồi sinh thần kỳ ra sao?
- Chuyện tình startup đẹp như mơ: Đôi bạn cùng nhau khởi nghiệp, đến khi công ty được định giá tỷ USD, cả 2 là tỷ phú đôla thì 'về chung một nhà'
- Thầy giáo khởi nghiệp trồng dưa lưới, lãi hơn trăm triệu đồng/năm
- Từ startup mờ nhạt đến công ty được định giá nửa tỷ USD chỉ sau một năm thành lập
- Vì sao nhiều tỷ phú Việt Nam đều khởi nghiệp với mì gói: Từ Phạm Nhật Vượng, Nguyễn Đăng Quang, cho đến Ngô Chí Dũng, Đặng Khắc Vỹ?
- Sắp ‘toang’ vì Covid-19, chủ hàng kẹo vô danh dùng 25 USD làm marketing, sau hơn 1 năm có 5,5 triệu follower trên MXH, 'chốt đơn' mỏi tay