Bách hóa Xanh và bộ sưu tập ‘1.000’ gây choáng năm 2019
Vừa công bố đạt doanh thu 1.000 tỷ/tháng cách đây vài tháng, chuỗi này đã công bố đạt 1000 cửa hàng, vượt kế hoạch năm 2019.
Nghìn siêu thị, nghìn tỷ đồng doanh thu 2019
Đặt mục tiêu doanh thu cuối năm đạt 1.000 tỷ đồng mỗi tháng, song chỉ đến tháng 7/2019, Bách hóa Xanh đã thông báo cán đích. Ngày 20/12 vừa qua, chuỗi tiếp tục gây sốc khi chạm mốc 1.000 siêu thị, vượt chỉ tiêu 900 cửa hàng đề ra hồi đầu năm, dù thị trường mới dừng ở miền Nam và Nam Trung Bộ.
Đại diện chuỗi cho biết, Bách hóa Xanh đang tăng trưởng ngoạn mục so với kỳ vọng ban đầu của ban lãnh đạo. Mỗi siêu thị thu về trung bình 1,3 tỷ đồng, gấp 7 lần thời điểm mới ra mắt 3 năm trước. Hệ thống đang thu hút tới hơn 10,8 triệu lượt khách hàng tháng.
2019 được coi là năm tăng trưởng rực rỡ của MWG khi các chuỗi bán lẻ Thế giới di động, Điện máy Xanh, Bách hóa Xanh liên tiếp mở rộng quy mô và doanh thu. Trong đó, Bách hóa Xanh cán đích ấn tượng khi phá kỷ lục thời gian chạy nước rút thành công.
"Để mở nghìn shop, Thế giới di động theo đuổi 15 năm, Điện máy Xanh tiêu tốn 8 năm, còn Bách hóa Xanh mất chưa đầy 4 năm. Dự tính năm 2022, doanh thu em út Bách hóa Xanh sẽ bằng cả hai anh cả gộp lại", đại diện Bách hóa Xanh cho biết.
Kỳ vọng thu lợi nhuận dương từ 2021
Giữa bối cảnh thị trường nhiều chuỗi bán lẻ tháo chạy, Bách hóa Xanh vẫn đang thẳng bước tiến về phía trước, một cách chắc chắn. Họ cũng rất cụ thể về các kế hoạch và dự định của mình. CEO Trần Kinh Doanh cho biết, đây mới chỉ là điểm khởi đầu. Nghìn siêu thị, nghìn tỷ đồng doanh thu chưa phải là con số lớn so với toàn bộ thị trường quy mô 70 tỷ USD hiện nay. Với thực phẩm, số lượng cửa hàng phải gấp cả trăm lần mới đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày.
Giới đầu tư đánh giá Bách hóa Xanh là "gà đẻ trứng vàng" mang lại động lực tăng trưởng lớn nhất cho MWG trong tương lai. Chuỗi siêu thị bán rau củ, thịt cá đã đạt điểm hòa vốn Ebitda hồi tháng 12/2018. Dự kiến, doanh thu sẽ chạm 25.616 tỷ đồng vào 2020 và có thể thu lợi nhuận dương từ 2021.
Để làm được điều này, Bách hóa Xanh cho biết sẽ tăng tốc mở cửa hàng ở miền Nam và Nam Trung Bộ, thử nghiệm kinh doanh tại miền Trung, tạo bàn đạp mở rộng ra phía Bắc. Vị lãnh đạo chỉ ra 4 yếu tố giúp chuỗi hoạt động hiệu cao hơn là: tăng biên lãi gộp, giảm tỷ lệ hủy hàng, giảm chi phí cửa hàng và chi phí vận hành, vận chuyển. Hàng tươi sống (thịt, cá, rau củ) đến tay người tiêu dùng vẫn "giá rẻ ngang chợ", hàng nhập khẩu (sữa, bánh kẹo, trái cây...) thấp hơn 20-30% giá thị trường.
TIN CŨ HƠN
- 22.000 cửa hàng trên toàn thế giới nhưng vì sao KFC mất 40 năm vẫn chưa có chỗ đứng ở Israel?
- Liên doanh cùng Lotus Food Group, Tập đoàn bán lẻ dược mỹ phẩm hàng đầu Nhật Bản - Matsumoto Kiyoshi mở rộng thị trường Việt Nam
- Vừa nhượng lại VinMart cho Masan, Vingroup bất ngờ giải thể toàn bộ hệ thống siêu thị điện máy VinPro trong tháng 12
- Thế Giới Di Động đặt mục tiêu doanh thu tăng trưởng 12,8%, thấp nhất từ trước đến nay
- Financial Times: Ông chủ người Thái đang tìm cách bán Sabeco
- FPT Shop bất ngờ mở F.Beauty chuyên kinh doanh mỹ phẩm nhập ngoại, tranh thủ thị trường mỹ phẩm còn đang "tranh sáng tranh tối"
- Lãnh đạo AEON tiết lộ chiến lược đầu tư ở Việt Nam trước cái "bắt tay" của hai ông lớn Masan và Vingroup
- 5 thương vụ sáp nhập 'bom tấn' của doanh nghiệp Việt 2019
- Chủ tịch Uniqlo gọi Việt Nam là ‘miền đất hứa’, tiết lộ sẽ sớm mở cửa hàng thứ hai tại Hà Nội và ‘nhiều hơn 100’ địa điểm trên khắp cả nước
- Amazon bắt tay "bầu" Hiển thành lập chuỗi trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp Việt xuất khẩu ra thế giới, có thể sẽ xây dựng cả chuyên trang Amazon Việt Nam