Các chuỗi siêu thị vẫn gặp cản ở "ngưỡng kháng cự" 30.000 tỷ: Doanh thu WinCommerce, Bách Hóa Xanh đi lùi, Saigon Co.op tăng chưa đến 1%
Theo báo cáo kết quả kinh doanh năm 2022 của Tập đoàn Masan, doanh thu thuần của WinCommerce (WCM) trong năm 2022 đạt 29.369 tỷ đồng , giảm 5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thế giới di động (MWG) trong báo cáo kết quả kinh doanh quý 4/2022 cũng tiết lộ doanh thu thuần của công ty là 133.405 tỷ đồng, và của riêng chuỗi cửa hàng Bách Hóa Xanh là hơn 27.000 tỷ đồng.
Trong chuyến chúc Tết đầu xuân của Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cùng đại diện các sở, ban, ngành với Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP.HCM (đơn vị sở hữu Saigon Co.op). Báo cáo với đoàn lãnh đạo TP.HCM, ông Nguyễn Anh Đức, Tổng Giám đốc Saigon Co.op, cho biết năm 2022, đơn vị đạt doanh số 30.888 tỷ đồng , vượt 216 tỷ so với cùng kỳ và đạt 99% kế hoạch đã đề ra.
Như vậy, sau năm 2021 bị WinCommerce vượt qua về doanh thu, Saigon Co.op đã giành lại được vị trí dẫn đầu về doanh thu nhóm doanh nghiệp bán lẻ.
Đáng chú ý, doanh thu của WinCommerce giảm khi mới vượt qua ngưỡng 30.000 tỷ doanh thu trong năm ngoái và lại xuống dưới mốc 30.000 tỷ giống như Central Retail trong năm 2021. Điểm trùng hợp giữa cả WinCommerce, Saigon Co.op, Bách Hóa Xanh và Central Retail đó là càng tiến lại gần mốc doanh thu 30.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng của các chuỗi bán lẻ trên đều chậm lại và thậm chí đi lùi khi vượt được mốc đó.
Tốc độ tăng trưởng của Saigon Co.op đã bị chậm lại sau khi cán mốc 30.000 tỷ doanh thu vào năm 2017. Năm 2018-2019 doanh thu của Saigon Co.op chỉ tăng nhẹ từ 6-9% mỗi năm, trong khi các đối thủ vẫn vươn lên mạnh mẽ. Bước sang năm 2020, Saigon Co.op bắt đầu ghi nhận tăng trưởng âm khi doanh thu giảm từ mốc 35.000 tỷ (2019) xuống còn 33.300 tỷ và tiếp tục giảm trong năm 2021 chỉ còn 30.700 tỷ đồng. Năm 2022 tuy doanh thu tăng nhưng mức tăng chỉ 0,7%.
Năm 2016, chuỗi Bách Hóa Xanh ghi nhận doanh thu 251 tỷ đồng sau 1 năm đi vào hoạt động. Giai đoạn 2017-2019, BHX tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng thần tốc tính bằng lần. Sau đó, khi gặp dịch Covid-19, tốc độ tăng trưởng của Bách Hoá Xanh bắt đầu chậm lại. Năm 2021, Bách Hóa Xanh đạt doanh số hơn 28.200 tỷ đồng, tăng 33% so với năm 2020, quy mô cũng phát triển đến hơn 2.000 điểm bán.
Tuy nhiên, trong năm 2022, Bách Hóa Xanh đã thực hiện tái cấu trúc, đóng cửa hơn 400 cửa hàng hoạt động kém hiệu quả. Tương ứng, số lượng cửa hàng Bách Hóa Xanh giảm gần 20% so với cuối năm 2021 xuống còn 1.728 cửa hàng. Doanh thu Bách Hóa Xanh đi lùi, đạt hơn 27.000 tỷ đồng, bằng 96% năm 2021.
Central Retail cũng tương tự như trên, Central Retail đã thu được 31.600 tỷ đồng năm 2020, tuy nhiên ngay trong năm 2021 doanh nghiệp này đã để mất mốc 30.000 tỷ khi doanh thu giảm xuống chỉ còn hơn 27.000 tỷ đồng.
Như vậy, có thể ví von 30.000 tỷ doanh thu như là 1 "ngưỡng kháng cự mạnh'' đối với ngành bán lẻ thực phẩm.
Nhịp sống thị trường
TIN CŨ HƠN
- Saigon Co.op giành lại ngôi vị số 1 Việt Nam về bán lẻ siêu thị từ tay VinMart và VinMart+, duy trì doanh thu "khủng" hơn 30.000 tỷ đồng
- Siêu thị và chợ vào mùa Tết
- Đại sứ Australia tham gia sự kiện quảng bá nông sản vào Việt Nam
- Lý do ‘vua bán lẻ’ Masan tránh xa bất động sản, đặt cược vào mô hình cửa hàng minimall có cả quán cà phê, hiệu thuốc, máy ATM
- Gạo Thái Lan nỗ lực tìm lại vị thế
- Bất ngờ: Sức mua tăng tốt lên đến 30%, nhiều doanh nghiệp bán lẻ, thực phẩm hoạt động tối đa công suất cho mùa Tết
- Doanh nghiệp bán lẻ “lội ngược dòng” sau "bão” COVID-19
- Việt Nam là một trong những thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới
- Thực phẩm châu Âu lên mâm cơm Việt
- Trà sữa 2 năm liên tiếp là "lựa chọn quốc dân" trên GrabFood Việt Nam: Mỗi phút có hơn 20 ly được bán ra!