Các đại gia bán lẻ từ Thế giới di động, PNJ, FPT Retail đến Digiworld kinh doanh ra sao trong nửa đầu năm 2021?
Báo cáo hồi tháng 3 của công ty chứng khoán Phú Hưng về ngành bán lẻ năm 2020 đánh giá Covid-19 đã tác động tiêu cực đến ngành bán lẻ do chi tiêu cho các sản phẩm không thiết yếu giảm; lượt khách tới cửa hàng giảm; các cửa hàng không thiết yếu bị buộc phải đóng cửa trong thời gian phong tỏa; và gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu.
Doanh số bán lẻ Việt Nam lần đầu ghi nhận mức tăng trưởng âm vào tháng 3/2020 khi đại dịch Covid-19 bắt đầu lan rộng. Việc thực thi giãn cách xã hội đã khiến ngành bán lẻ giảm 26% trong tháng 4.
Tuy nhiên, ngành bán lẻ đã lấy lại được đà tăng trưởng tích cực từ tháng 5 trở đi nhờ chi tiêu dùng mạnh mẽ sau khi đại dịch Covid-19 được kiểm soát tốt hơn tại Việt Nam.
Trong 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 5,059.8 nghìn tỷ đồng (+2,6% so với cùng kỳ năm ngoái). Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa ghi nhận 3,996 nghìn tỷ đồng (+6,8% so với cùng kỳ năm ngoái) do người dân ưu tiên chi tiêu nhiều hơn nhóm sản phẩm thiết yếu, đặc biệt là nhóm thực phẩm tăng cường sức khỏe.
Đó là bức tranh của năm 2020, sang đến năm 2021 bức tranh ngành bán lẻ có phần tích cực hơn. Điển hình là kết quả kinh doanh có nhiều điểm sáng trong nửa đầu năm 2021 của các doanh nghiệp lớn như Thế giới di động, Digiworld, PNJ, FPT Retail.
Mới đây, trung tâm phân tích CTCP Chứng khoán VnDirect tổng kết sơ bộ về hoạt động kinh doanh của những ông lớn này.
Thế giới di động
Nguồn: VnDirect, ảnh chụp màn hình.
Trong 7 tháng đầu năm 2021 Thế giới di động duy trì được đà tăng trưởng doanh thu thuần là 12%, lợi nhuận sau thuế là 18% so với cùng kỳ. Tập đoàn này cũng đạt được khoảng 60% kế hoạch 2021. Tuy nhiên VnDirect cho biết điểm đáng chú ý đối với doanh nghiệp này là khi dịch Covid-19 diễn ra vào tháng 7, hàng loạt cửa hàng Điện Máy Xanh và Thế giới di động buộc phải đóng cửa. Trong tháng 7, doanh thu MWG chỉ đạt khoảng 9.500 tỷ đồng, tăng trưởng 10% so với cùng kỳ chủ yếu do tăng trưởng của Bách Hóa Xanh. Lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 231 tỷ đồng, tương đương với giảm gần 30% so với cùng kỳ năm trước.
Điểm nhấn trong hoạt động kinh doanh của Thế giới di động nửa đầu năm 2021 là Bách Hóa Xanh với doanh thu đạt hơn 4.200 tỷ đồng, tăng trưởng 55% so với tháng 6 và 133% so với cùng kỳ. Chuỗi Bách Hóa Xanh đóng góp vào tổng 44% doanh thu Thế giới di động trong tháng 7. Đối với mảng kinh doanh trực tuyến, Thế giới di động cũng ghi nhận đạt hơn 315.000 đơn giao thành công và là một trong những trụ cột chính để MWG duy trì được doanh thu tăng trưởng.
Digiworld
Báo cáo tài chính quý 2 của Digiworld cho thấy doanh thu thuần tăng 88%, lợi nhuận sau thuế tăng 140% so với cùng kỳ. Tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp này chủ yếu đến từ tăng trưởng điện thoại di động là 118% và máy tính bảng, máy tính xách tay là 45%. Với kết quả này Digiworld đạt 61% doanh thu thuần và 74% lợi nhuận sau thuế kế hoạch 2021.
PNJ
Nguồn: VnDirect, ảnh chụp màn hình.
Tốc độ tăng trưởng 7 tháng đầu năm của PNJ khá tốt khi doanh thu thuần tăng 33,9%, lợi nhuận sau thuế tăng 41,9% so với cùng kỳ. Lật lại lịch sử năm 2020, những tháng đầu năm hoạt động của chuỗi bán lẻ này bị ảnh hưởng bởi Covid-19 trong khi đầu năm 2021 không bị ảnh hưởng. Do đó kết quả kinh doanh 7 tháng đầu năm 2021 của PNJ cao hơn 2020.
Trong cơ cấu doanh thu, mảng bán buôn của PNJ giảm nhẹ. Đây là mảng kinh doanh bán sỉ mặt hàng trang sức cho các công ty trang sức ở tỉnh hoặc doanh nghiệp. Thay vào đó tỷ trọng doanh thu của vàng miếng tăng nhẹ. Bán lẻ vẫn là mảng mang lại lợi nhuận chính cho PNJ.
FPT Retail
Nguồn: VnDirect, ảnh chụp màn hình.
Trong 6 tháng đầu năm, tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần của FPT Retail là 24%, hoàn thành 55% kế hoạch. Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp không cao như các doanh nghiệp trong ngành khác, chỉ khoảng hơn 60 tỷ đồng nhưng cũng đã đạt 64% kế hoạch năm 2021. Một điểm đáng chú ý nhất là chuỗi dược phẩm Long Châu đang có tỷ trọng đóng góp vào doanh thu của FPT Retail cao hơn, khoảng 15%. Theo dự đoán của VnDirect, với bối cảnh dịch Covid-19 diễn ra, cơ cấu đóng góp này sẽ còn cao nữa.
Nhìn lại con số tăng trưởng lợi nhuận sau thuế của 4 đại gia bán lẻ thì Thế giới di động ở mức thấp nhất với 8%, trong khi Digiworld lên đến 140%.
TIN CŨ HƠN
- Siêu thị 'vùng xanh' đón khách trở lại
- TP.HCM lên phương án khôi phục kênh phân phối hàng hoá
- Sức mua hàng hóa tại Việt Nam có giống 'lò xo bị nén chờ ngày bung ra', hay sẽ giảm luôn?
- Siêu thị AEON, Vinmart/Vinmart+… những ngày siết chặt giãn cách tại Tp.HCM: Tăng gấp 4-5 lần nguồn cung, chuẩn bị hàng theo combo và tiếp tục chờ hướng dẫn mới
- Hà Nội đảm bảo đầy đủ hàng hóa thiết yếu cho người dân
- Hà Nội: Rau xanh, thực phẩm giá tăng vọt khi nhiều chợ đầu mối, siêu thị đóng cửa
- Nhà bán lẻ xoay trở trong điều kiện kinh doanh mới
- Hà Nội công bố danh sách hơn 7.800 điểm bán hàng hóa thiết yếu
- Các siêu thị Hà Nội dự trữ hàng thiết yếu phòng dịch nhiều cỡ nào?
- Hà Nội đề nghị lập 'luồng xanh' chuyển hàng mùa dịch