Chiến lược để brand mỹ phẩm mở rộng thị phần với Retail Media
Các nhà bán lẻ được đề cập trong bài viết này là các chuỗi bán lẻ mỹ phẩm, chuỗi điện máy, chuỗi siêu thị tiện lợi vốn có độ phủ lớn và lượng khách hàng offline cao - hội tụ đầy đủ các tiêu chí mà thương hiệu cần để quảng cáo sản phẩm, thúc đẩy doanh số tăng trưởng.
Hiểu về Retail Media tại Việt Nam
Các dịch vụ quảng cáo thuộc phạm trù Retail Media bao gồm quảng cáo hiển thị, quảng cáo tìm kiếm, quảng cáo gợi ý sản phẩm trên website của nhà bán lẻ.
Một hình thức quảng cáo khác nữa là sản phẩm/thương hiệu được giới thiệu trên fanpage của nhà bán lẻ, hoặc truyền thông qua các kênh email, sms đến tập khách hàng sẵn có của chính các nhà bán lẻ.
Trực quan hơn, chúng ta dễ dàng nhận ra các quảng cáo được đặt tại cửa hàng bán lẻ, thông qua POSM bao gồm tent card, poster, standee, booth, bảng hiệu, màn hình kỹ thuật số, và các phương tiện khác.
Tùy vào hình thức quảng cáo, nhà bán lẻ sẽ tính phí các brand theo vị trí đặt booth, POSM, phí hỗ trợ vận hành.
Tại sao hiệu suất của Retail Media chưa đưa doanh số của nhãn hàng chạm đến kỳ vọng?
Rào cản từ việc thực thi tại điểm bán
Thực tế tại Việt Nam, các nhà bán lẻ cho thuê các vị trí đặt booth phát hàng mẫu dùng thử, cung cấp các vị trí để thương hiệu đặt các POSM tại cửa hàng đã khá phổ biến. Tuy nhiên các hình thức này đều có điểm yếu là khó triển khai diện rộng, chi phí in ấn, thuê chỗ, thuê PG cũng khá cao và không thể triển khai thường xuyên.
Về phía các nhà bán lẻ, việc cung cấp dịch vụ quảng cáo cũng không phải là mảng quá ưu tiên mà chủ yếu nhằm hỗ trợ các thương hiệu cũng như chính nhà bán lẻ bán hàng tốt hơn.
Thực vậy, việc các thương hiệu thường xuyên có các chương trình khuyến mãi, tặng quà tại các cửa hàng sẽ thu hút thêm khách hàng, cộng hưởng ngân sách truyền thông khá dồi dào sẽ kéo khách hàng từ các kênh online đến cửa hàng.
Tuy nhiên, vì lý do chi phí, không phải lúc nào các thương hiệu cũng có thể duy trì đội ngũ PG và các chương trình khuyến mãi tại chuỗi.
Chiến lược "bủa vây" bằng hiển thị không còn hấp dẫn
Khi nhãn hàng quyết định bắt tay với các nhà bán lẻ chuỗi, họ tin rằng nhờ nguồn khách hàng sẵn có với dữ liệu phong phú về hành vi mua sắm, các nhà bán lẻ có thể giúp các thương hiệu tiếp cận đúng đối tượng khách hàng, từ đó thúc đẩy doanh số bán hàng trực tiếp.
Thế nhưng 2024 với tốc độ bao phủ chóng mặt của quảng cáo, từ online đến offline, và sự đòi hỏi khắt khe về trải nghiệm của thế hệ khách hàng tiềm năng thuộc millennials và gen z, dường như việc lấn át thị giác bằng quảng cáo bao phủ không còn mấy hiệu quả.
Thay vì chỉ tập trung vào việc lấn át thị giác bằng quảng cáo, chiến lược Retail Media cần chú trọng hơn đến việc tạo ra trải nghiệm mua sắm cá nhân hóa, ứng dụng các nền tảng dữ liệu khách hàng để tăng cường sự tương tác và gắn kết với khách hàng. Điều này không chỉ giúp tiếp cận đúng đối tượng khách hàng mà còn xây dựng lòng trung thành và thúc đẩy doanh số bán hàng một cách bền vững.
Retail Media với The Master Channel
Chuỗi bán lẻ mỹ phẩm Guardian đã nhận thấy những mặt hạn chế của Retail Media trước đây và không ngừng tìm kiếm, nghiên cứu các phương pháp mới giúp nhãn hàng tối ưu hiệu quả bán hàng, đồng thời gia tăng trải nghiệm cho khách hàng. Guardian tiên phong trong việc ứng dụng bộ công cụ và phương pháp "The Master Channel", mang đến hướng tiếp cận đơn giản và hiệu quả để nhãn hàng có thể vận hành các chiến dịch trên toàn chuỗi với chi phí tối ưu nhất.
Guardian là một chuỗi cửa hàng bán lẻ chuyên cung cấp các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và làm đẹp. Được thành lập từ năm 1967, Guardian đã trở thành một trong những thương hiệu hàng đầu tại châu Á trong lĩnh vực này. Guardian có mặt tại nhiều quốc gia, bao gồm Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Brunei, và tại Việt Nam Guardian đang là chuỗi mỹ phẩm có số lượng cửa hàng cao nhất với 109 cửa hàng vào tháng 5/2024.
Với Guardian và The Master Channel, brand sẽ có thể có các chiến dịch promotion tại cửa hàng, phát hàng mẫu, trả thưởng sau khi mua hàng đều sẽ được triển khai theo phương pháp hoàn toàn khác biệt:
Thương hiệu không cần đầu tư chi phí in ấn POSM, thuê đội ngũ PG, hoặc thuê 1 agency thực hiện tất cả các công việc của chiến dịch. Mọi hạng mục công việc sẽ do Guardian và các đối tác của The Master Channel triển khai.
Các hệ thống được đấu nối để cung cấp trải nghiệm liền mạch nhất cho khách hàng từ lúc nhận voucher, mua hàng, đổi quà.
Các khách hàng tham gia chiến dịch đều sẽ follow Zalo OA của thương hiệu. Đi kèm đó là hệ thống PangoCDP sẽ lưu trữ toàn bộ dữ liệu tương tác của khách hàng trong chiến dịch từ đó các marketer sẽ thiết kế các kịch bản tương tác tiếp theo một cách tự động hóa, cá nhân hóa, nâng tầm trải nghiệm của khách hàng.
Và đặc biệt, chi phí chỉ tính trên mỗi khách hàng tham gia chiến dịch, follow OA của thương hiệu.
Liên hệ PangoCDP để biết thêm chi tiết!
Tổ Quốc
TIN CŨ HƠN
- Thương hiệu điện tử tiêu dùng Thái Lan báo lãi
- Thương hiệu Lúave đạt giải thưởng quốc tế Superior Taste Award
- CHIN-SU ra mắt Hủ Tiếu Story Hủ tiếu Mỹ Tho, và Phở Story Phở Bò Pasteur
- Abera - Mỹ phẩm Made in Vietnam đầu tiên đạt doanh số triệu đô trên Amazon và cơ duyên chinh phục Amazon từ cuộc gọi chưa tới 30 giây
- Các thương hiệu quần áo, đồ ăn, gia dụng phương Tây dứt áo ra đi, người Nga đang shopping ‘độc lạ’ ra sao?
- Bia Hà Nội ra mắt dòng sản phẩm cao cấp – Hanoi Premium
- Thương hiệu giày Việt Biti's, Bita's, Ananas... đứng đâu trên sàn đấu nội địa, khi các đối thủ ngoại Adidas, Nike cũng đều "made in Vietnam"?
- Top 5 sản phẩm cà phê rang xay nổi danh Trung Nguyên Legend
- Trung Nguyên là thương hiệu cà phê được chọn mua nhiều nhất
- Fahasa: Thành công nhờ nhạy bén với xu thế thị trường