Covid-19 tác động thế nào lên thị trường F&B? Những điều các ông bà chủ quán cần thay đổi để vượt qua trong năm 2021?
Chúng tôi xin giới thiệu bài viết "Covid-19 tác động thế nào lên thị trường F&B? Những điều các ông bà chủ quán cần thay đổi để vượt qua trong năm 2021?" của tác giả Brian Dang. Mời độc giả tham khảo.
Còn một ít ngày nữa là chúng ta kết thúc năm CON CHUỘT, một năm "te tua tơi tả" đúng theo nghĩa đen. Nguyên nhân thì chắc chắn ai cũng biết rồi, chúng ta đã ăn một cái tết con chuột luôn mấy tháng rồi giãn cách xã hội rồi bùng dịch rồi lại giãn cách…
Ảnh hưởng của dịch bệnh như thế nào thì quá rõ: hàng triệu người nhiễm bệnh, thương vong, tình trạng xuất khẩu đình trệ, hàng không quốc tế giảm chuyến, du lịch đóng băng, khách sạn đóng cửa, thất nghiệp tăng mạnh, công ty giảm lương.... Rất nhiều khó khăn dồn dập như vậy và theo dự đoán của các chuyên gia kinh tế năm CON TRÂU vẫn tiếp tục là năm KHÓ KHĂN & THÁCH THỨC trong việc phục hồi & phát triển kinh tế.
VẬY NGÀNH F&B ĐÃ BỊ ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO? VÀ LÀM CÁCH NÀO ĐỂ CHÚNG TA VƯỢT QUA TRONG NĂM 2021.
Để có thể đưa ra những hành động cụ thể, chúng ta cần hiểu dịch bệnh đã ảnh hưởng tới người tiêu dùng (trong đó có bản thân chúng ta) như thế nào và từ đó dẫn đến việc thay đổi hành vi tiêu dùng như thế nào.
1. ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG
Nền kinh tế thị trường vận hành theo dây chuyền thì chỉ cần trục trặc ở một mắt xích thôi, toàn bộ dây chuyền vận hành sẽ bị ảnh hưởng.
Ví dụ đơn giản cũng có thể thấy rõ là khi dịch bệnh bùng phát, việc đóng cửa biên giới, ngừng nhập cảnh, du lịch đóng băng, mọi hoạt động kinh doanh liên quan đến du lịch đều bị đình trệ: nhà hàng, khách sạn, dịch vụ cung ứng sản phẩm cho du lịch…. Kéo theo đó là công ăn việc làm của những người liên quan đều bị sụt giảm.
Nói điều đó để thấy được dịch bệnh làm cho người dân nghèo đi, kinh tế suy thoái. Điều đó dẫn đến việc cắt giảm chi tiêu.
Chẳng hạn, bình thường có tiền, mọi người thích ra tiệm ăn sáng thì giờ tiết kiệm người ta chọn ăn cơm ở nhà trước khi đi làm, hoặc ăn ít đi vào buổi sáng, thậm chí nhịn luôn cho tiết kiệm. Hoặc kiểu như trước đây dư giả mọi người thích đi uống cà phê, trà sữa với bạn một tuần 3-4 lần, thì nay nghèo rồi gom gom lại cuối tuần hẹn nhau đi một bữa thôi…
Tất cả những thay đổi đó ngay lập tức ảnh hưởng tới doanh thu hàng ngày của các cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống.
2. ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÂM LÝ SỢ TỤ TẬP ĐÔNG NGƯỜI
Bên cạnh yếu tố tâm lý cảm thấy "nghèo" đi thì người tiêu dùng còn bị tâm lý "SỢ". Đó là sợ tới những nơi đông người như hàng quán, trung tâm thương mại… là những nơi có thể lây lan dịch bệnh. Chắc các bạn chưa thể quên thông điệp tuyên truyền không nên ra đường khi không cần thiết mà mỗi lần cầm điện thoại lên gọi là được nghe đầu tiên đúng không? Nhờ đó mà nước ta đã phòng ngừa ngăn chặn dịch bệnh rất tốt. Nhưng quán xá thì vắng vẻ hơn – tâm lý này dần mất đi khi nước ta kiểm soát dịch tốt nhưng tâm lý này sẽ xuất hiện trở lại khi xuất hiện những cụm dịch nhỏ.
Tất cả những yếu tố đó đã tạo ra những đợt sang quán, trả mặt bằng hàng loạt trong năm 2020. Những con đường trước đó sầm uất đã trở nên đìu hiu.
VẬY THỊ TRƯỜNG F&B BIẾN ĐỔI NHƯ THẾ NÀO?
- Nhóm cửa hàng chuỗi/ nhỏ lẻ đóng cửa trong dịch & sau dịch rơi vào nhóm có hoạt động kinh doanh không tốt (đang lỗ/ cầm cự/hòa vốn) trong thời gian trước khi dịch diễn ra – COVID như đòn chí mạng vào nhóm này.
- Nhóm cửa hàng chuỗi/ nhỏ lẻ hoạt động tốt trước dịch cố gắng chuyển đổi hình thức bán online trong dịch, phần lớn các điểm bán chưa có sự chuẩn bị dài hạn cho kế hoạch đặt hàng & giao hàng online nên các hoạt động diễn ra chậm & mang tính chất push số để giữ điểm hòa vốn chờ qua dịch hoặc đóng cửa tạm thời.
ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG F&B SAU DỊCH
- Thị trường thanh lọc mạnh, số lượng điểm bán giảm;
- Giảm đối thủ cạnh tranh (nhưng lại xuất hiện những điểm bán mới);
- Các chuỗi lớn sẽ triển khai quyết liệt các hoạt động marketing để dành thị phần;
- Thị trường phục hồi chậm nhưng đón nhận những hoạt động khuyến mãi hấp dẫn;
- Thị trường khốc liệt hơn bao giờ hết.
- Kinh nghiệm rút ra từ bài học chưa có sự chuẩn bị kênh đặt hàng & giao hàng online trong dịch nên các chuỗi lớn bắt đầu tập trung đẩy mạnh kênh này .
- Các khuyến mãi thu hút khách hàng mua hàng vẫn được đẩy mạnh, chưa bao giờ DATA Khách hàng lại quan trọng như lúc này.
- Các điểm bán mới bắt đầu mọc lên, cửa hàng cũ tiếp tục đối mặt với các điểm bán mới với trạng thái "ĐIẾC KHÔNG SỢ SÚNG" mọc lên như nấm.
VẬY NHỮNG ÔNG BÀ CHỦ ĐANG TỒN TẠI PHẢI LÀM GÌ ĐỂ VƯỢT QUA GIAI ĐOẠN KHÓ KHĂN NÀY ĐỂ PHÁT TRIỂN?
1. TINH GỌN HỆ THỐNG TỐT NHẤT CÓ THỂ
Đây là giai đoạn quan trọng để bạn rà soát lại mọi hoạt động & quy trình của quán: xây dựng đơn giản & điều chỉnh nhân sự phù hợp – TỐI ƯU CHI PHÍ BẰNG CÁCH ĐIỀU CHỈNH NHÂN SỰ PHÙ HỢP (1 nhân sự có thể phụ trách nhiều mảng trong 1 quán).
Ở đây tôi đề cập đến việc TỐI ƯU CHI PHÍ - KHÔNG PHẢI LÀ CẮT GIẢM NHÂN SỰ các bạn nhé. Bạn chỉ cắt giảm nhân sự khi đã điều phối được nhân sự phụ trách cho những bạn phải rời khỏi hệ thống khi hoạt động kém hiệu quả. VÌ nếu lấy yếu tố CẮT GIẢM NHÂN SỰ LÀM ƯU TIÊN sẽ làm hệ thống thiếu hụt nhân sự dẫn đến mọi việc càng tệ hơn.
Ví dụ: Quán bạn đang có 3 nhân viên (2 phục vụ & 1 pha chế) với tình hình kinh doanh sụt giảm, bạn có thể điều chỉnh: bạn nhân viên pha chế kiêm phục vụ và cắt giảm 1 nhân viên phục vụ và cần làm rõ vai trò phục vụ của bạn nhân viên pha chế đó trong hoạt động của quán.
2. TẬP TRUNG NGHIÊN CỨU SẢN PHẨM ĐẶC BIỆT
Lại nói về tâm lý khách hàng, khi mà khách hàng tài chính thoải mái thì sự lựa chọn của họ sẽ có phần dễ tính hơn, còn nếu họ phải cân nhắc cho sự lựa chọn của mình trong điều kiện khó khăn thì họ sẽ chỉ chọn những cái gì mà họ thấy xứng đáng chọn mà thôi.
Việc bạn tập trung thời gian nghiên cứu những sản phẩm đặc biệt, hấp dẫn, mới lạ sẽ thu hút được khách hàng cũ lẫn mới, điều đó giúp bạn luôn mới mẻ và hấp dẫn trong mắt khách hàng.
3. KHÔNG DỒN TIỀN MARKETING CHO NHỮNG SẢN PHẨM CŨ
Thói quen khi doanh số RỚT thì ông bà chủ là sẽ ĐẠP KHUYẾN MÃI, nhưng khi CÀNG ĐẠP THÌ CÀNG RỚT – kể cả những chuỗi lớn cũng đang như vậy. Việc ĐẠP GIÁ, ĐẠP KHUYẾN MÃI chỉ tăng về SỐ LƯỢNG trong thời gian chạy Khuyến mãi, không kéo theo doanh số ổn định về sau khi Khách hàng đã quá quen sản phẩm của bạn. Có thể giảm giá họ sẽ mua nhưng hết giảm giá thì cũng ngừng mua luôn.
4. GIỮ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM ỔN ĐỊNH & CẠNH TRANH BẰNG DỊCH VỤ
Tâm lý cắt giảm chi phí khi doanh thu giảm luôn TỒN TẠI và đôi khi một số ông bà chủ nghĩ đến việc cắt giảm chi phí nguyên liệu (giảm lượng, đổi nguyên liệu giá rẻ hơn) – HÃY DỪNG ĐIỀU ĐÓ LẠI.
Điều đó chỉ làm quán bạn trở nên tệ hơn trong mắt những khách hàng còn lại của quán mà thôi, bạn có thể tiết kiệm trong thời gian ngắn nhưng sẽ tổn hại lâu dài.
Thời điểm này là thời điểm giữ khách bằng dịch vụ khách hàng: ân cần với khách hơn, chăm sóc tốt hơn & ưu đãi cho khách quen nhiều hơn sẽ giúp bạn tạo thiện cảm với khách để khách luôn luôn nhớ đến bạn.
5. CÓ NÊN DỒN TIỀN MARKETING CHO QUÁN?
Trong bối cảnh chuỗi lớn chuỗi nhỏ đạp khuyến mãi rầm rộ, việc dồn tiền marketing cho quán khi quán KHÔNG CÓ GÌ mới mẻ hoặc nổi trội là HẠ SÁCH. Bạn chỉ đốt thêm tiền cho các kênh quảng cáo mà hiệu quả mang lại gần như bằng 0. Chỉ marketing cho những điều đặc biệt mà bạn mới tạo ra cho quán (sản phẩm mới hấp dẫn, lạ mắt/ không gian đẹp mới mẻ/ Combo kết hợp món thần thánh/ góc chill cùng bạn bè).
Với 5 điều này trong năm CON TRÂU sẽ làm thay đổi cục diện của quán & tư duy kinh doanh của bạn trong ngành. Chúc các bạn thành công.
TIN CŨ HƠN
- Ông chủ đứng sau chuỗi siêu thị nội thất Nhà Xinh: Khủng hoảng là cơ hội để bật lên, nên có bao nhiêu tiền chúng tôi 'tất tay' mang ra đầu tư hết!
- 6 bài học quý giá từ Burberry trong việc hồi sinh một thương hiệu đang tàn lụi
- Làm sao để hồi sinh một nhà hàng từ tàn tro chỉ trong 1 ngày? Đây là cách xử lý ‘thần kỳ’ của ông chủ Khói Garden
- Chiến lược vượt khủng hoảng Covid-19 của Grab
- Đây là 3 bí quyết giúp huyền thoại đầu tư Warren Buffett 'vượt bão' mỗi khi thị trường 'gấu' diễn ra
- ‘Mách’ nhà hàng, quán ăn 7 biện pháp tối ưu hóa doanh thu khi chuyển lên bán online giữa bão Covid-19, mỗi lần đăng bài đơn hàng bay tới tấp!
- Chiến lược thời khủng hoảng nCoV: Bán hàng hay là chết?
- Xử lý khủng hoảng truyền thông: Doanh nghiệp phải hiểu môi trường số
- CEO Younet Media Nguyễn Hải Triều chia sẻ 5 nguyên tắc "dập lửa" khủng hoảng truyền thông tại Việt Nam, doanh nghiệp nào cũng cần nằm lòng để không "chết cháy"
- Diều hâu rỉa xác chết: Chiến lược từng được Kinh Đô và một nhà hàng nhỏ tại Hà Nội áp dụng nhuần nhuyễn thời khủng hoảng, ai làm kinh doanh cũng nên học