Cựu CEO Trần Anh Trần Xuân Kiên tiết lộ lý do khởi nghiệp Co-working, Shark Hưng bất ngờ tuyên bố lập Cen X Space - một đối thủ đáng gờm
Trước sự tăng trưởng mạnh mẽ của phong trào khởi nghiệp tại Việt Nam.
Cựu CEO Trần Anh Trần Xuân Kiên: Từ điện máy Trần Anh đến Co-working space Cogo
Sau khi Trần Anh “về một nhà” với Thế Giới Di Động, Trần Xuân Kiên cùng với những cán bộ chủ chốt của Trần Anh trước đây khởi nghiệp với lĩnh vực bất động sản, cụ thể là mảng kinh doanh Co-working Space. Có vẻ hai lĩnh vực không mấy liên quan đến nhau nhưng ông nhà sáng lập Cogo cho rằng, luôn nhìn thấy “hố vàng” trên mảnh đất còn sơ khai của Co-working. Chính nhận rõ tiềm năng lớn của thị trường này, cựu CEO Trần Anh quyết tâm dấn thân.
“Làm bán lẻ như “chăm con mọn”, luôn phải lo xoay xở tài chính khi mở rộng quy mô. Còn với Cogo, anh phải bỏ chất xám nhiều hơn cho cộng đồng”, ông Trần Xuân Kiên chia sẻ
Trao đổi trước báo giới, ông Trần Xuân Kiên từng cho biết, sau khi chuyển giao xong Trần Anh, trong vài ý tưởng kinh doanh kế tiếp, anh quyết định chọn Coworking Space để làm. Đây không phải là mô hình cho thuê lấy tiền đơn thuần mà giúp khách hàng rất nhiều. Khi giúp khách thuê giải quyết khó khăn, khúc mắc, ông thấy não mình động đậy hơn.
16 năm trong ngành bán lẻ điện máy, dấu ấn của ông Kiên để lại là xoá tan tâm lý của người dùng về hàng giả, nhái, kém chất lượng. Giờ đây, trong lĩnh vực Coworking Space ông muốn cộng đồng doanh nghiệp nhớ đến Cogo như tên tuổi có chút lực đẩy kinh doanh cho cộng đồng doanh nghiệp. “Làm bán lẻ như “chăm con mọn”, luôn phải lo xoay xở tài chính khi mở rộng quy mô. Còn với Cogo, anh phải bỏ chất xám nhiều hơn cho cộng đồng”, ông Kiên giãi bày.
Dù nhắm được thị trường Co-working giàu tiềm năng, là mảnh đất còn sơ khai, có thể thay đổi cách sống và làm việc của mọi người nhưng theo ông Kiên xây dựng không gian làm việc linh hoạt là môn khoa học đầy tính nghệ thuật. Bản thân người đàn ông này phải sang Mỹ để trải nghiệm mọi ngóc ngách của thị trường này với mô hình Wework.
Nếu Wework trên thế giới nhắm đến phân khúc khách hàng cao cấp, văn phòng chuẩn hạng A, diện tích trung bình 5.000 -6.000m2 (Mỹ) và 3.000-4.000m2 (Trung Quốc), chi phí đầu tư đắt, thiết kế cao cấp, có nhiều quỹ đầu tư hỗ trợ thì khi gây dựng Cogo, ông Kiên chấm phá vài đường nét Việt Nam phù hợp với thị trường của Việt Nam.
Theo đó, diện tích trung bình của Cogo từ 2.000-3.000m2, chọn toà hạng A, B với mức giá khách hàng phải trả chỉ bằng hạng C. Ngoài ra, văn hoá ứng xử, quan tâm hỏi han, trao đổi thường xuyên, giúp đỡ khách hàng khi cần là điểm rất khác biệt của Cogo.
Dù không phải là người tiên phong trên thị trường Coworking Space. Bên cạnh các tên tuổi có tiếng trong nước như Regus, Toong, Up, năm 2018 thời điểm Cogo ra mắt được coi là một năm bùng nổ của thị trường Việt Nam khi có sự tham gia của WeWork khi mua lại nakedHUB (Trung Quốc), Ucommune, JustCo, the Hive…
“Tôi tự tin cạnh tranh với mọi đối thủ trong và ngoài nước. Đó là Cogo có hệ thống chuẩn như Wework, đáp ứng được phân khúc khách hàng khó tính. Với tỷ lệ 30% startup, 40-50% doanh nghiệp nhỏ và vừa, 20% là doanh nghiệp FDI”, ông Kiên tự tin.
Nhờ khả năng tài chính dồi dào, chi phí đầu tư tại mỗi điểm của Cogo cao hơn đối thủ tới 20-30%. Ngoài ra, các cổ đông của Cogo đều kinh nghiệm vận hành bán lẻ, có nhiều hỗ trợ startup hơn. Đặc biệt, Cogo luôn dành 200 chỗ ngồi (khoảng 10% trong tổng số chỗ tại mỗi địa điểm, tương đương từ 5-10 tỷ đồng/năm) miễn phí cho startup.
Shark Hưng: Phong trào khởi nghiệp có thể làm người ta mất sạch, thậm chí gục ngã không gượng dậy được.
Là gương mặt nổi bật trong dàn “cá mập” tại chương trình Shark Tank Việt Nam – Thương vụ bạc tỷ, Shark Phạm Thanh Hưng đã quá quen thuộc với những câu chuyện khởi nghiệp (start-up). Và ông cũng cho rằng: “Khởi nghiệp đang trở thành xu hướng và nó đang lan rộng, có thể nói là người người, nhà nhà khởi nghiệp. Thế nhưng, với các bạn trẻ, khi mà suy nghĩ chưa chín, chưa quản lý rủi ro tốt, phong trào khởi nghiệp có thể làm người ta mất sạch, thậm chí gục ngã không gượng dậy được.
Ông Phạm Thanh Hưng, Phó Chủ tịch HĐQT Cenland là gương mặt nổi bật trong dàn “cá mập” tại chương trình Shark Tank Việt Nam
Với kinh nghiệm của mình, Shark Phạm Thanh Hưng, Phó Chủ tịch HĐQT Cenland thấu hiểu những start-up cần gì. Điều này đã thôi thúc ông và doanh nghiệp của mình đẩy mạnh đầu tư vào mô hình Co-working Space bằng việc thành lập Cen X Space. Với việc tạo ra không gian làm việc chung, đặc biệt cho các start-up trong lĩnh vực BĐS. Bước đi đầu tư trong năm 2019 này của Shark Hưng góp phần làm hoàn hảo hệ sinh thái cộng hưởng trong lĩnh vực bất động sản (BĐS) của CenLand. Đặc biệt, việc phát triển mô hình Co-working Space sẽ hỗ trợ xây dựng tinh thần khởi nghiệp cho các start-up với chi phí tương đối thấp.
Theo Shark Hưng, Co-working Space cung cấp các dịch vụ chỗ ngồi làm việc cố định hoặc linh hoạt, kèm theo các tiện ích văn phòng. Khách hàng có thể đăng ký theo quý, theo tháng hoặc thậm chí theo giờ để đến làm việc và tương tác với nhau. Theo ghi nhận từ thực tế, chỉ có 30% nhân sự trong doanh nghiệp ngồi cố định tại văn phòng.
Bởi vậy, lợi ích lớn nhất của mô hình Co-working Space đó là tránh lãng phí, tiết kiệm được tối đa chi phí thuê văn phòng và chi phí vận hành cho các doanh nghiệp. Tại Co-working Space, người dùng không chỉ được sử dụng diện tích mình thuê mà còn được sử dụng cả không gian chung và tiện ích chung như dịch vụ lễ tân, mạng internet, thiết bị văn phòng,…
Bên cạnh đó, khi các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực khác cùng làm việc trong một không gian sẽ phát huy được thế mạnh chuyên sâu của từng doanh nghiệp, họ sẽ có điều kiện hỗ trợ nhau kịp thời tùy vào thế mạnh của từng doanh nghiệp. Từ đó hình thành nên những cộng đồng làm việc hiệu quả.
Chưa kể, làm việc chung sẽ giúp công việc của từng cá nhân bớt nhàm chán, tâm lý người làm việc sẽ thoải mái hơn công việc chủ động hơn và các nhà quản lý cũng sẽ dễ dàng kiểm soát công việc hơn thay vì phải mất quá nhiều thời gian vào quản lý con người và các thủ tục hành chính khác.
Khi được hỏi tại sao ông lại chọn thời điểm này để đầu tư vào mô hình Co-working Space, Shark Hưng chia sẻ, với đà tăng trưởng mạnh mẽ của “phong trào” khởi nghiệp tại Việt Nam, mô hình Co-working Space đang ngày càng mở rộng.
Điều này là dễ hiểu, bởi các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các start-up và các nhóm khởi nghiệp rất cần địa chỉ làm việc lý tưởng. Họ cần không gian, cần môi trường để hiện thực hóa các ước mơ của mình. “Với gần 20 năm hình thành và phát triển trong lĩnh vực BĐS, chúng tôi nhận thấy đây là thời điểm tốt nhất để đầu tư và cho ra đời mô hình Co-working Space”, Shark Hưng nhấn mạnh.
Theo: Trí thức trẻ
TIN CŨ HƠN
- Sếp Tik Tok chia sẻ bí quyết startup thành công ở Việt Nam: Kiên định với ý tưởng đầu, tham vấn quá nhiều lại đi trật lất!
- 17 tuổi trượt đại học và chỉ thích theo đuổi các cô gái, doanh nhân đã làm gì để trở thành 'ông chủ khách sạn quyền lực nhất nhì nước Anh'
- “Nỗi đau” của các startup: Tuyển mới, đào tạo nhân sự xong thì bị cả công ty nước ngoài lẫn doanh nghiệp lớn trong nước "câu" mất người
- CEO Moca lần đầu tiết lộ phải bán nhà để khởi nghiệp khi mái tóc đã chớm bạc
- Phó Chủ tịch MoMo kể về hành trình sống sót và cái giá phải trả khi ý tưởng đến quá sớm, đi trước thời đại
- Nhận học bổng chính phủ Singapore, tốt nghiệp trường danh tiếng, làm việc ở Apple, 9X Việt bỏ về nước khởi nghiệp "bán" wifi quốc tế cho dân du lịch bụi
- Bán quà cưới của vợ để khởi nghiệp, người đàn ông tạo ra công ty công nghệ trị giá 14 tỷ USD
- Hết bán đồng hồ lại rổ rá, TGDĐ đang dùng "chiêu bài tăng doanh thu" của ông Nguyễn Đức Tài: Bán những thứ chưa bao giờ bán, tiếp cận nhóm khách hàng chưa bao giờ tiếp cận!
- Hành trình "chinh phục nhiệt mặt trời" của startup U60: Mất 3 năm chỉ thử nghiệm rồi thất bại, thêm 3 năm để có được khách hàng đầu tiên
- Chuyện chưa kể của ông chủ nhà hàng dạ thực duy nhất ở Việt Nam: Bỏ vị trí Giám đốc sau khủng hoảng tuổi trung niên, phá vỡ gần hết quy tắc trong Marketing F&B lại thành công rực rỡ