Đang bán bút bi lãi tiền tỷ mỗi ngày, vì đâu Thiên Long đột ngột giảm 77% lợi nhuận trong tháng đầu năm 2023?
Mới đây, Công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long đã công bố thông tin về kết quả kinh doanh tháng đầu năm 2023. Theo đó, doanh thu và lợi nhuận của Tập đoàn ghi nhận kết quả lần lượt 219 tỷ đồng và 7 tỷ đồng, thấp hơn 9% và 77% so với cùng kỳ năm 2022.
Trong đó, doanh thu từ xuất khẩu tăng 19% lên 105 tỷ đồng, đóng góp 48% vào tổng doanh thu.
Theo doanh nghiệp, kết quả kinh doanh kỳ này có chênh lệch đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái, đa phần là do kỳ nghỉ Tết Nguyên đán năm nay diễn ra sớm và gần với kỳ nghỉ lễ trước đó, khiến nhu cầu về tích trữ hàng hóa của Thiên Long thấp trong tháng 1.
Tuy nhiên, nhu cầu về sản xuất cho các đơn hàng xuất khẩu vẫn gia tăng và thường tập trung vào đầu năm, phần nào giải thích lý do lượng hàng tồn kho cũng như chi phí sản xuất tăng so với cùng kỳ.
Chi phí SG&A (Selling, General & Administrative Expense - gọi chung là chi phí bán hàng và quản lý DN - PV) tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó phần lớn đến từ chi phí nhân viên.
Tính tới đầu năm 2023, số lượng nhân viên của TLG tăng 13% lên 3.360 nhân viên. Phần lớn số lượng nhân viên mới được tuyển dụng từ giữa năm 2022, do đó có sự gia tăng đáng kể ở chi phí nhân viên kỳ này so với năm ngoái.
Dấu hiệu tăng chi phí của Thiên Long bắt đầu vào quý 4 năm ngoái, khi chi phí bán hàng tăng 47%, chi phí tài chính tăng lên gấp 7,6 lần và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 15% so với cùng kỳ năm 2021.
Năm 2022 là một năm mà doanh thu và lợi nhuận của Tập đoàn Thiên Long ghi nhận kết quả kỷ lục, đạt lần lượt 3.521 tỷ đồng và 401 tỷ đồng, tăng 32% và 45% so với năm 2021, vượt 8% doanh thu và 43% lợi nhuận theo kế hoạch đề ra trong ĐHĐCĐ.
Như vậy, tính trung bình 1 ngày tập đoàn Thiên Long lãi gần 1,1 tỷ đồng sau thuế và có thể nói, phần lớn lợi nhuận này đến từ hoạt động kinh doanh chính, do doanh thu tài chính và thu nhập khác trong kỳ của Thiên Long không đáng kể, lần lượt là 62 tỷ và 10 tỷ đồng.
Doanh nghiệp đánh giá, năm 2022 đã chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường bán lẻ nhờ đòn bẩy từ sự tăng trưởng chung của nền kinh tế, sự hồi phục ở mọi lĩnh vực đã trở lại sau đại dịch COVID-19.
Tuy nhiên, sang năm 2023 ngành bán lẻ sẽ phải đối mặt với những thách thức về lạm phát, lãi suất tăng cao ảnh hưởng tới quyết định chi tiêu của người tiêu dùng. Nhóm hàng thiết yếu (như văn phòng phẩm) sẽ ít bị ảnh hưởng hơn, tuy nhiên vẫn tồn tại những rủi ro ngắn hạn như giảm đầu tư và dự trữ hàng hóa tại các điểm bán (POS).
Nhịp sống thị trường
TIN CŨ HƠN
- Pharmacity cùng Bayer Việt Nam nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng
- FPT Long Châu ký kết cùng đối tác để nâng cao nhận thức về bệnh Alzheimer
- Vinamilk và Sojitz Nhật Bản khởi công tổ hợp chăn nuôi - chế biến thịt bò 3.000 tỷ, quy mô 10.000 tấn thịt/năm, sẽ mở chuỗi để bán lẻ
- Việt Nam được cấp Hộ chiếu logistics thế giới, đã có 9 DN lớn Vietjet Air, Gemadept, Sotrans Logistics… ký kết đối tác chính thức
- Masan sau 4 năm nhập cuộc thị trường thịt heo tỷ đô: Bình quân thu về được 10 đồng thì đang chịu lỗ 2 đồng
- Thiên Long kỳ vọng tăng trưởng khởi sắc tại thị trường quốc tế năm 2023
- Bloomberg: F88 được rót thêm 47 triệu USD, chuẩn bị lên Upcom, đặt mục tiêu định giá tỷ đô khi IPO năm 2024
- Vốn Việt Nam đầu tư ra nước ngoài tăng mạnh do tập đoàn của một tỷ phú đầu tư vào công ty công nghệ Singapore
- Kido lập công ty con sản xuất nước mắm, muốn kệ bếp mỗi nhà có thêm bột nêm, nước tương, nước mắm từ Kido
- AIG cung cấp bột kem sữa cho hàng loạt thương hiệu cà phê đình đám