Đặt hàng xuyên biên giới, bước tiến mới của ngành thương mại điện tử Việt Nam
Giá cả cạnh tranh: Thực tế cho thấy, người tiêu dùng mua hàng trực tuyến bởi vì giá thành tốt.
Xu hướng mua sắm trực tuyến trong nhóm người tiêu dùng, nhất là đối với giới trẻ sống ở các thành thị ngày càng tăng cao. Kênh bán hàng này đang trở nên sôi động hơn khiến các cửa hàng offline bắt đầu tập trung mở website bán online và tăng khuyến mãi khi KH mua online. Kinh doanh online giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều chi phí từ quản lý, vận hành từ đó dẫn đến giảm giá thành đáng kể. Có thể nói mức độ cạnh tranh càng cao, thị trường càng trở nên tập trung về giá thành sản phẩm.
Số lượng người dùng ứng dụng di động gia tăng: Nhiều ứng dụng di động đã góp phần làm cho con số những người mua hàng trực tuyến tăng từ 40% trong năm 2016 đến 52% trong năm 2017.
Các trang thương mại điện tử cũng đầu tư vào các app di động tiện ích giúp người tiêu dùng mua sắm tại bất kỳ nơi đâu, bất kỳ lúc nào họ có nhu cầu. Các chương trình khuyến mãi cũng dễ dàng tiếp cận người dùng nhanh chóng hơn bao giờ hết. Sau khi người tiêu dùng tin tưởng, mức độ mua hàng thường xuyên hơn, và người dùng cảm thấy thoải mái hơn khi mua hàng qua di động.
Mạng xã hội: Người Việt dành hàng giờ trên mạng xã hội và bị tác động bởi các post về sản phẩm của shop hay các quảng cáo. Xu hướng này khiến doanh thu qua Facebook và Zalo gia tăng đáng kể. Người tiêu dùng cho rằng mua hàng qua mạng xã hội “thú vị hơn”. Công cụ livestream và những tính năng tiếp cận khách hàng trực tiếp, nhanh chóng của zalo khiến nhu cầu của thương mại mạng xã hội đang gia tăng.
Xu hướng mua hàng xuyên biên giới qua Cross Border
Trong thời gian tới, các trang thương mại điện tử Việt Nam sẽ tích cực sử dụng dịch vụ đặt hàng xuyên biên giới đưa người tiêu dùng Việt đến gần các trung tâm mua sắm quốc tế. Trong đó, Cross Border được xem là dịch vụ đặt hàng xuyên biên giới thịnh hành ở các thị trường châu Á đáp ứng nhu cầu mua hàng ngoại. Đây là dịch vụ mới nhất giúp người tiêu dùng Việt có thể tiếp cận với nhiều nguồn hàng tại các quốc gia khác. Trong năm 2018, người tiêu dùng Việt có thể tiếp cận nguồn hàng đa dạng, chất lượng từ Úc và Hàn Quốc, Nhật, Đài Loan…sau đó tiến dần đến các thương hiệu thế giới.
Vào tháng 5 vừa qua, Cross Border được Tiki tiên phong du nhập vào Việt Nam với tên gọi Tiki Global, giúp người tiêu dùng không còn phải đặt mua từ hàng xách tay, tốn rất nhiều phí hải quan, phí phát sinh, trong khi đó không biết rõ nguồn hàng, chất lượng hàng hóa, không được bảo hành hoặc thủ tục bảo hành khá phiền phức. Với lối mua hàng nước ngoài từ con đường xách tay hoặc nhờ đơn vị vận chuyển, người tiêu dùng Việt Nam phải chờ đợi lâu, hàng hoá không chính hãng, không nguyên kiện, thông tin vận chuyển đơn hàng không rõ ràng…
Nhìn nhận về dịch vụ Cross Border, rất nhiều những doanh nghiệp sở hữu trang thương mại điện tử khác đã lo ngại về khoảng đầu tư lớn ở thị trường mới này. Bên cạnh đó, rủi ro cao dẫn đến những khoản lỗ vốn khủng khiến nhiều nhà đầu tư e dè trong việc tiến hành. Trong khi những doanh nghiệp khác còn băn khoăn, Tiki đã âm thầm đầu tư và dẫn đầu thị trường thương mại điện tử trong việc nâng cấp dịch vụ. Mua hàng xuyên biên giới trở thành ưu điểm nổi bật, mang tính cạnh tranh mới của trang thương mại điện tử này.
Cách thức đặt hàng Tiki Global:
Chọn sản phẩm có ký hiệu Hàng giao từ nước ngoài (Tham khảo: https://bit.ly/2J5p73N)
Giá bán đã bao gồm các loại thuế, phí nhập khẩu
Thanh toán trước 100% bằng thẻ ngân hàng
Cam kết thời gian cụ thể sẽ thể hiện khi khách hàng đặt hàng tuỳ theo quốc gia đặt hàng và nơi nhận hàng.
Đặc biệt, khi phát hiện sản phẩm lỗi, thiếu, sai sót...Tiki sẽ thay mặt nhà bán giải quyết trả hàng hoàn tiền cho khách hàng
TIN CŨ HƠN
- Xây dựng đế chế 100 triệu USD bán đồ ăn châu Á ở Mỹ
- Lazada xây dựng hệ sinh thái giao nhận cho thương mại điện tử
- Dân bán hàng trên Facebook chịu tác động thế nào khi phải đăng ký với Bộ Công Thương?
- Kinh doanh trên mạng xã hội sẽ phải đăng ký
- VinMart chi một tỷ đồng ưu đãi cho chủ thẻ VinID
- Cà muối Việt mang sang Nhật bán đắt gấp 10 lần vẫn than “chưa giàu được đâu”
- Uber nói lời “chia tay” với người dùng trước khi "biến mất" ở Việt Nam
- Manh nha cuộc chiến song mã Amazon - Alibaba tại Việt Nam
- Quản lý thuế với thương mại điện tử: “Vùng xám” còn quá lớn!
- Thị trường thương mại điện tử: Tiềm năng nhưng đầy thách thức