Đi sau nhưng GrabFood đang vượt mặt cả Now lẫn Vietnammm: Tốc độ giao đồ ăn chỉ trong vòng 25 phút, nhanh nhất khu vực Đông Nam Á
Ông Jerry Lim, Giám đốc Grab Việt Nam, cho biết: "Khách hàng Việt Nam luôn hào hứng trải nghiệm những điều mới lạ, và sẽ lựa chọn nền tảng giao nhận thức ăn có dịch vụ đáng tin cậy nhất, cung cấp nhiều món ăn phong phú nhất với tốc độ giao hàng nhanh nhất và chi phí tiết kiệm nhất. GrabFood không những đáp ứng tốt những nhu cầu này mà còn tạo cơ hội tăng thêm thu nhập và doanh thu cho các đối tác kinh doanh, đối tác giao nhận của Grab".
Cũng theo ông Jerry Lim, kể từ khi triển khai tại thị trường Việt Nam, GrabFood đã nhanh chóng nhận được sự ủng hộ tích cực từ khách hàng, đối tác tài xế và đối tác kinh doanh. Dịch vụ ra mắt lần đầu tiên vào ngày 10/05/2018 tại TPHCM và đang đạt mức tăng trưởng ấn tượng qua từng tháng. Cụ thể, trong tháng 09/2018, số lượng đơn hàng GrabFood đã tăng gấp 2,3 lần so với tháng trước đó.
Ông Jerry Lim, Giám đốc Grab Việt Nam.
Riêng tại Hà Nội, GrabFood được thử nghiệm vào ngày 05/09/2018. Sau gần 1 tháng thử nghiệm, số lượng đối tác kinh doanh đã tăng gấp 8 lần.
"Nếu bạn đói, chỉ bằng vài cú chạm, bạn sẽ có đồ ăn mang tới tận cửa. Thời gian giao nhận đồ ăn chỉ dưới 25 phút, đây là tốc độ nhanh nhất trên toàn khu vực", giám đốc Grab Việt Nam tiết lộ. "Chúng tôi có tham vọng tiếp tục cắt giảm thời gian vận chuyển để đưa thức ăn tới khách hàng trong vòng 20 phút".
Động thái chính thức triển khai tại Hà Nội của GrabFood đã làm nóng thêm thị trường giao nhận đồ ăn, vốn đang tăng nhiệt từ trước đó.
Theo Báo cáo của Euromonitor, thị trường đặt món trực tuyến ở Việt Nam giá trị khoảng 33 triệu USD vào năm nay và dự báo sẽ đạt hơn 38 triệu USD vào năm 2020. Bánh "ngon" nhưng chỉ có 2 ông lớn đang thống lĩnh thị trường, đó là Now.vn (tức Foody) và Vietnammm. Một số cái tên khác được cho rằng chiếm thị phần còn khá nhỏ như Eat.vn, Chonmon.vn hay lala.vn.
Ở thời điểm hiện tại, Grab đang là người đi sau trong mảng giao nhận thức ăn nhưng ông Jerry cho rằng họ vẫn có ưu thế nhất định nhờ sở hữu lượng dữ liệu lớn và mạng lưới đối tác kinh doanh cũng như đối tác tài xế lớn nhất thị trường.
"Chúng tôi có lợi thế riêng đó là khối lượng dữ liệu lớn, từ đó chúng tôi có thể đưa ra đề nghị về món ăn phù hợp với từng khách hàng: họ sử dụng càng nhiều thì chúng tôi càng có nhiều dữ liệu và khả năng thấu hiểu nhu cầu càng sâu sắc hơn. Từ đó đưa ra được dịch vụ vượt trội hơn các đối thủ cạnh tranh khác".
"Thứ hai là về thời gian giao nhận: chúng tôi có mạng lưới đối tác tài xế rộng rãi, dày đặc nhất nên đương nhiên chúng tôi có lợi thế về lĩnh vực này".
Ông Jerry Lim cũng cho rằng điều quan trọng nhất không phải là cạnh tranh hay đối thủ cạnh tranh mà là khách hàng, "làm thế nào để Grab giải quyết vấn đề khách hàng gặp phải hằng ngày và đảm bảo an toàn khi họ sử dụng dịch vụ của Grab".
Giám đốc Grab Việt Nam tiết lộ họ đang nghiên cứu và có khả năng triển khai dịch vụ GrabFood tại thị trường Đà Nẵng trong vòng 6 tháng tới.
Theo: Trí Thức Trẻ
TIN CŨ HƠN
- Sau khi tiến hành thu hộ COD, Grab bắt tay với sàn TMĐT, đánh trực diện vào "miếng bánh giao hàng" của Giao hàng Nhanh, Ahamove, Lalamove
- Nếu là chủ doanh nghiệp, bạn không nên bỏ qua bài này: Xây dựng thương hiệu với nhân viên hay với khách hàng?
- Cận cảnh cửa hiệu bán lẻ truyền thống Amazon vừa mở ở New York
- Xu hướng giao hàng hỏa tốc của các sàn Thương mại điện tử
- Tăng trưởng giảm tốc, "vua sữa đậu nành" Vinasoy đổi chiến lược đón đầu thói quen "lười ăn sáng" của người Việt, đặt mục tiêu tham vọng 1 tỷ USD
- Nokia từng đóng góp hơn 20% vào cơ cấu doanh thu, Digiworld kỳ vọng gì vào lần hợp tác trở lại này?
- 4 bí quyết xây dựng thương hiệu toàn cầu của Uniqlo
- Lập chuỗi cửa hàng trên toàn quốc, Bphone 3 muốn chiếm lĩnh thị trường
- Đây là cách IKEA xây dựng đế chế nội thất trên nền những tấm bìa các-tông
- Bài học xây dựng thương hiệu từ KitKat Nhật Bản