Xu hướng giao hàng hỏa tốc của các sàn Thương mại điện tử
Theo kết quả khảo sát của Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (VECOM) đưa ra trong Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam năm 2018, tốc độ tăng trưởng năm 2017 so với năm trước ước tính trên 25%. Nhiều DN cho biết tốc độ tăng trưởng năm 2018 sẽ duy trì ở mức tương tự.
Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam năm 2018 cũng cho thấy, tốc độ tăng trưởng trong một số lĩnh vực cụ thể rất ngoạn mục. Đối với lĩnh vực bán lẻ trực tuyến, thông tin từ hàng nghìn website thương mại điện tử cho thấy, tỷ lệ tăng trưởng doanh thu năm 2017 tăng 35%. Khảo sát gián tiếp qua một số DN chuyển phát hàng đầu cho thấy, tốc độ tăng trưởng doanh thu từ dịch vụ chuyển phát từ 62% đến 200%.
Đến năm 2020, dự kiến tại Việt Nam có khoảng 30% dân số tham gia mua sắm online, đạt 350 USD/người. Theo đó, thương mại điện tử trên nền tảng di động và thương mại điện tử định vị sẽ tiếp tục là xu thế chủ đạo trên thế giới, chiếm khoảng 25% tổng mức bán lẻ toàn cầu. Theo dự báo, năm 2018 sẽ là thời điểm của thương mại điện tử khi người dân hầu như đã rất quen thuộc với mua sắm trực tuyến.
Sự cạnh tranh của các sàn TMĐT hiện nay: Ai nhanh người đó thắng?
Như đã nói ở trên, sự ra đời hàng loạt các website TMĐT đã kéo theo một cuộc chiến giành khách hàng hết sức gay cấn trên thị trường. Về cơ bản, một giao dịch TMĐT được đánh giá ở các tiêu chí: số lượng và chất lượng hàng hóa, thanh toán thuận lợi, tốc độ chuyển hàng. Trong đó các sàn TMĐT lớn ở Việt Nam hiện nay đều đầu tư rất mạnh vào việc rút ngắn thời gian giao hàng.
Rút ngắn thời gian giao nhận trở thành vấn đề sống còn với các sàn TMĐT (Ảnh: Internet)
Điều đó đã biến tốc độ giao hàng thực sự trở thành cuộc cạnh tranh khốc liệt. Người tiêu dùng Việt Nam đặc biệt coi trọng tới tốc độ giao nhận, đặc biệt với đối tượng khách hàng sống ở các đô thị lớn. Thay vì phải chờ đợi vài ngày cho một món hàng, thời gian giao nhận hàng hiện nay chỉ còn kéo dài trong vài tiếng, giao hàng trong ngày.
Không chỉ là cuộc chơi của các doanh nghiệp nội địa có thế mạnh như VNPost, Viettel Post, Giao hàng nhanh, Giao hàng tiết kiệm… các ông lớn của thế giới như DHL… cũng đã nhảy vào thị trường này. Bên cạnh đó, các ứng dụng công nghệ về vận tải như Grab, Go-Viet cũng đã phát triển dịch vụ giao hàng, các sàn thương mại điện tử như Lazada… cũng đã tách riêng các bộ phận logistic để tham gia vào cuộc chiến “ai nhanh người đó thắng” này.
Chọn lựa dịch vụ chuyển phát của bên thứ 3- Xu hướng mới trong lĩnh vực TMĐT
3rd party logistic (3PL) được tạm hiểu là dịch vụ logistics bên thứ 3 hay logistics theo hợp đồng. Đây là xu hướng được nhiều sàn TMĐT hiện nay lựa chọn do tính ưu việt, linh động của dịch vụ, an toàn thanh toán, và mạng lưới phổ rộng có thể rút gọn thời gian giao nhận hàng hóa.
Nghiên cứu 3PL hàng năm lần thứ 22 năm 2018 cho thấy 61% các chủ hàng đang tăng sử dụng các dịch vụ logistics thuê ngoài, so với con số 58% báo cáo vào năm ngoái.
Trong số các doanh nghiệp phát triển dịch vụ giao hàng công nghệ hiện nay, Ship60 nổi lên như 1 thương hiệu rất biết cách sử dụng nguồn lực sẵn có tại Việt Nam: cứ 2 người dân lại có 1 người có xe máy. Điều đó giúp rút gọn thời gian chuyển phát, giao nhận hàng hóa.
Chỉ với 60 phút, món hàng đã được giao nhận trong phạm vi Hà Nội và TP HCM
Mô hình của Ship60 có thể được ví như Uber cho việc giao hàng. Người dùng đặt lệnh giao hàng, chỉ chưa đầy một phút, hệ thống sẽ kết nối với những shipper đang nhàn rỗi hoặc tiện đường nhất, bỏ qua hệ thống quản lý nhân viên và bưu cục cồng kềnh mà các dịch vụ chuyển phát truyền thống đang áp dụng. Chỉ trong vòng 60 phút, hàng sẽ được chuyển đến bất cứ địa điểm nào trong nội thành Hà Nội và TP HCM.
Sở hữu ứng dụng công nghệ cao với khả năng tùy biến, đó chắc chắn sẽ là yêu cầu sống còn mà các công ty 3PL cần thực hiện trong cuộc chiến giành khách hàng của mình.
Theo: Nhịp Sống Kinh Tế
TIN CŨ HƠN
- Tăng trưởng giảm tốc, "vua sữa đậu nành" Vinasoy đổi chiến lược đón đầu thói quen "lười ăn sáng" của người Việt, đặt mục tiêu tham vọng 1 tỷ USD
- Nokia từng đóng góp hơn 20% vào cơ cấu doanh thu, Digiworld kỳ vọng gì vào lần hợp tác trở lại này?
- 4 bí quyết xây dựng thương hiệu toàn cầu của Uniqlo
- Lập chuỗi cửa hàng trên toàn quốc, Bphone 3 muốn chiếm lĩnh thị trường
- Đây là cách IKEA xây dựng đế chế nội thất trên nền những tấm bìa các-tông
- Bài học xây dựng thương hiệu từ KitKat Nhật Bản
- "Vua chuối" Huy Long An kể chuyện xuất khẩu sang Nhật: Tôi từng phải bay ngay sang Nhật để xem chuối bị thẹo, xấu ở đâu để khắc phục cho khách hàng
- Thị trường "Trưa nay ăn gì" của dân công sở - cuộc chiến giữa Vinmart+, 7-Eleven, Circle K, Saigon Food, nhưng đối thủ mạnh nhất lại là quán cơm vỉa hè!
- Giải mã kỳ tích KFC Trung Quốc: Lớn mạnh bất chấp hàng quán vỉa hè, đối thủ sao chép hay người dùng khó tính
- Sức nóng của mâm cơm dành cho người bận rộn: Đấu trường vừa hợp tác, vừa đua tranh giữa Ba Huân, Sài Gòn Food, Saigon Co.op với CJ, CP, 7-Eleven...