Doanh nghiệp thời trang nội, ngoại vui trở lại
Trong khi đó, doanh nghiệp trong nước liên tục nhận có đơn hàng xuất khẩu mới.
Đưa thời trang xa xỉ lên mạng
Bond Street - một thương hiệu kinh doanh thời trang đến từ Hàn Quốc vừa công bố ra mắt hệ sinh thái Lus.shopping - nền tảng mua sắm hàng hiệu outlet trực tuyến với sản phẩm của nhiều thương hiệu lớn nổi tiếng toàn cầu như Chanel, Gucci, Prada, Fendi, Balenciaga, Saint Laurent, Bottega Veneta, Burberry… Tại đây, người dùng sẽ được mua sắm trực tuyến những món hàng xa xỉ với giá ưu đãi lên đến 60%.
Với tham vọng rất lớn tại thị trường Đông Nam Á mà quan trọng nhất là Việt Nam, Bond Street đã đầu tư mở rộng hoạt động chuyển đổi số, đón đầu xu hướng thương mại điện tử tăng cao hiện nay. Bà Lee Yoon Joo - Giám đốc Marketing của Bond Street tại thị trường Việt Nam cho biết: “Đây là cơ hội để chúng tôi có thể phát triển nhanh và dễ dàng tiếp cận thị trường Việt Nam còn nhiều mới mẻ ở lĩnh vực cửa hàng sang trọng (Luxury Outlet) với kỳ vọng sẽ bùng nổ về mặt doanh số”.
Cũng theo bà Lee Yoon Joo, tuy chỉ mới tiếp cận thị trường Việt Nam nhưng doanh nghiệp này nhận được sự ủng hộ rất lớn từ các tín đồ mê hàng cao cấp tại Việt Nam. Đặc biệt, doanh số bán hàng trong tháng 3 vượt ngoài kỳ vọng, đây là dấu hiệu tốt để Bond Street mở rộng hoạt động tại Việt Nam, mục tiêu trong năm 2021 sẽ ra mắt 10 cửa hàng để đón đầu cở hội phát triển của thị trường.
Vài năm qua, có thêm nhiều hãng thời trang ngoại đổ bộ thị trường Việt Nam |
Theo đánh giá của giớí thời trang, hướng đi của Bond Street phù hợp với thực tế và hứa hẹn mang đến thành công cho doanh nghiệp này. Ra mắt tại Hàn Quốc từ năm 2019 và chỉ sau 2 năm hoạt động, hơn 80% các sản phẩm của thương hiệu nổi tiếng Luxury tại các trung tâm thương mại lớn tại Hàn Quốc đều do Bond Street phân phối. Bond Street cũng đồng thời là đơn vị cung cấp lượng hàng khá lớn cho các đối tác chuyên bán hàng trực tuyến về Luxury Outlet tại nước này.
Vài năm qua, có thêm nhiều hãng thời trang ngoại đổ bộ thị trường Việt Nam. Trước đó, trong tháng 1/2021, H&M - một thương hiệu thời trang đến từ Thuỵ Điển khai trương thêm 2 cửa hàng tại Cần Thơ và Quảng Ninh. Trong năm 2020, Uniqlo cũng lần lượt mở thêm 5 cửa hàng tại Hà Nội và TP.HCM. MUJI - một thương hiệu thời trang khác của Nhật Bản cũng đặt chân đến Việt Nam bằng cửa hàng đầu tiên tại TP.HCM bất chấp dịch bệnh.
Chia sẻ về sự nhộn nhịp của thị trường bất chấp dịch bệnh, Giám đốc Điều hành H&M khu vực Đông Nam Á Fredrik Farmm từng nói Việt Nam là thị trường hấp dẫn, đầy tiềm năng. “Dự kiến Việt Nam sẽ trở thành thị trường thứ 68 của H&M toàn cầu trong tương lai gần”, ông Fredrik Farmm nhấn mạnh.
Rộn ràng xuất khẩu
Ở chiều ngược lại, các doanh nghiệp dệt may vẫn liên tục báo tin vui với những đơn hàng xuất khẩu mới. Ông Phạm Quanh Anh - Giám đốc Công ty may mặc DONY cho biết, công ty vừa ký hợp đồng với 3 khách hàng lớn ở khu vực Trung Đông để cung cấp quần áo. Không dừng ở 3 khách hàng mới này, hiện DONY đang được nhiều khách hàng khác xúc tiến ký đơn hàng mới.
Ông Phạm Xuân Hồng - Chủ tịch HĐQT Công ty CP May Sài Gòn 3, Chủ tịch Hội Dệt may Thêu đan TP.HCM (AGTEX) cho biết, May Sài Gòn 3 đã ký đơn hàng quần jean, kaki xuất sang Nhật đến hết quý II. Saigon Garmex, Việt Tiến.. cũng có nhiều đơn hàng khá hơn trước. Và không chỉ những công ty lớn, nhiều doanh nghiệp tại KCN Bình Dương đều đang tuyển thêm lao động vì có thêm những đơn hàng đến hết tháng 6. Thậm chí, một số doanh nghiệp có đơn hàng đến tháng 8 năm nay. Thị trường chính của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn là Mỹ, châu Âu, Nhật Bản.
Sau thời gian dồn nén vì tiêu dùng giảm, đầu 2021, sức mua tăng lên khiến doanh nghiệp dệt may có nhiều đơn hàng hơn |
Ông Lê Tiến Trường - Phó chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), Chủ tịch HĐQT Vinatex cho biết, các doanh nghiệp dệt may của Vinatex đã có đơn hàng đến hết tháng 4, cá biệt có sản phẩm nhận đơn hàng đến tháng 7, tháng 8 năm nay như hàng dệt kim, hàng phổ thông.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong nửa đầu tháng 3/2021, xuất khẩu hàng dệt may đã tăng 565 triệu USD, tăng 79,6% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, số lượng các lô hàng đạt giá trị cao như áo thun, áo jacket tăng khá.
Đánh giá về thị trường năm nay, ông Phạm Quanh Anh cho rằng có nhiều tín hiệu tích cực giúp thị trường xuất khẩu tăng trưởng và sẽ nhộn nhịp hơn trong thời gian tới.
"Niềm tin người tiêu dùng thế giới đang tốt lên. Sau thời gian dồn nén vì tiêu dùng giảm, đầu 2021, sức mua tăng lên khiến doanh nghiệp dệt may có nhiều đơn hàng hơn. Thêm vào đó, bất ổn chính trị ở Myanmar ảnh hưởng đến năng lực sản xuất dệt may của họ khiến các nhà mua hàng chuyển hướng sang Việt Nam, nhờ đó, doanh nghiệp có thêm cơ hội”, ông Quang Anh phân tích.
Với những tín hiệu tích cực này, các chuyên gia trong ngành dự báo kim ngạch năm nay có thể về mốc 39-40 tỷ USD của năm 2019, tuy nhiên phải cộng thêm điều kiện dịch bệnh được kiểm soát.
Theo: Doanhnhansaigon.vn
TIN CŨ HƠN
- Về tay Masan, chuỗi VinMart sẽ lấn sân sang cung cấp dịch vụ tài chính, ngân hàng trong năm nay
- Thế giới Di động (MWG): Lợi nhuận 2 tháng đầu năm tăng 18% lên 999 tỷ đồng trong khi doanh thu của ĐMX và TGDĐ không tăng trưởng
- N-Tek Distribution chính thức là nhà phân phối ủy quyền của SonicWall tại Việt Nam
- Doanh nghiệp BĐS tất bật trở lại thị trường
- Công ty sở hữu Highlands Coffee lần đầu thua lỗ sau 30 năm
- Đang sản xuất Tivi, ông chủ Asanzo bỗng đầu tư trại bò 2.000 tỷ đồng, sắp ra mắt phân bón Ba Con Bò cạnh tranh với Ba Con Cò
- Phúc Long lấn sân mảng co-working space, ra mắt mô hình vừa bán cà phê vừa làm việc chung
- Vinamilk sắp bán thịt bò
- Khải Hoàn Land không ngừng mở rộng mạng lưới phân phối
- Doanh nghiệp chưa đầy 1 năm tuổi có CEO là 9x "rót" hơn 4.500 tỷ đầu tư hạ tầng KCN quy mô lớn tại Quảng Trị