Doanh thu lương thực, thực phẩm tăng gần 13% trong 8 tháng qua
Xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa 8 tháng năm 2018 ước tính đạt 2,1 triệu tỷ đồng, tăng 11,7% so với cùng kỳ năm trước.
Theo Tổng cục Thống kê, trong tổng mức 370 nghìn tỷ đồng, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 277,2 nghìn tỷ đồng, tăng 1% so với tháng trước và tăng 12,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi đó, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống chỉ đạt con số khiêm tốn 45,1 nghìn tỷ đồng, giảm 1,9% so với tháng trước và tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu du lịch lữ hành đạt 3,6 nghìn tỷ đồng, giảm 1,6% và tăng 12,2%; doanh thu dịch vụ khác đạt 44,1 nghìn tỷ đồng, giảm 0,3% so với tháng trước và tăng 14,7% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung 8 tháng năm 2018, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 2,86 triệu tỷ đồng, tăng 11,2% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá thì tăng 8,53% (cùng kỳ năm 2017 tăng 8,36%).
Xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa 8 tháng năm nay ước tính đạt 2,1 triệu tỷ đồng, chiếm 75,2% tổng mức và tăng 11,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, đáng chú ý là ngành hàng lương thực, thực phẩm có mức tăng cao nhất, với 12,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngành hàng may mặc cũng có mức tăng trưởng cao với 12,3%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 11,6%; vật phẩm văn hoá, giáo dục tăng 10,8% và phương tiện đi lại tăng 10,7%.
Một số địa phương có mức tăng khá là Thái Nguyên tăng 13,1%; Thanh Hóa tăng 12,8%; thành phố Hồ Chí Minh tăng 12,7%; Bình Định và Bắc Giang cùng tăng 12,5%; Hà Nội tăng 11,9%; Vĩnh Phúc tăng 11,8%; Hải Dương tăng 11,7%; Nam Định tăng 11,6%.
Đối với dịch vụ lưu trú, ăn uống, doanh thu trong 8 tháng ước tính đạt 352 nghìn tỷ đồng, chiếm 12,3% tổng mức và tăng 9,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó các địa phương như Bình Dương tăng 14,1%; Bình Định tăng 12,1%; Tiền Giang tăng 12%; Khánh Hòa tăng 11,7%; Tp.HCM tăng 11,2%; Nghệ An tăng 10,6%; Hà Nội tăng 4,1%.
Doanh thu du lịch lữ hành 8 tháng năm nay ước tính đạt 26,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,9% tổng mức và tăng 17,6% so với cùng kỳ năm trước. Một số địa phương có mức tăng khá bao gồm Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 24,2%; Tp.HCM tăng 22,4%; Lào Cai tăng 19,3%; Quảng Ninh tăng 17,2%; Hà Nội tăng 11,2%.
Theo: vneconomy.vn
TIN CŨ HƠN
- Cửa hàng thịt cá, rau quả của Thế Giới Di Động tăng trưởng 'thần tốc'
- "Mờ nhạt" ngay trên sân nhà, doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam cần làm gì?
- Tỉ phú Thái sẽ đổ thêm 500 triệu đô vào bán lẻ Việt Nam
- “Chụp hình và đăng Instagram” thay đổi cửa hàng bán lẻ như thế nào?
- Đại chiến đổi mới ngành bán lẻ: Chọn mua lại hay tự sáng tạo?
- Tạm biệt các trung tâm thương mại chỉ dành để “mua sắm”
- Bán lẻ Việt giằng co cũ - mới và văn hóa mua hàng trên yên xe máy
- Sáng tạo - điểm nhấn sống còn cho ngành bán lẻ
- Bán hàng cho… người sử dụng
- Bán lẻ đang về tay tư nhân