Dưới bàn tay của nhà đầu tư Nhật Bản, trà bí đao Wonderfarm không chỉ hồi sinh mà còn có tỷ suất sinh lời đáng mơ ước cho các doanh nghiệp F&B

Sau khi trải qua giai đoạn khủng hoảng trầm trọng từ 2008-2015, với 7/8 năm thua lỗ, Interfood dưới bàn tay tái cấu trúc của tập đoàn Kirin bắt đầu có lãi từ năm 2016 và kể từ đó đến nay, công ty càng ngày càng lãi lớn.
Theo số liệu 6 tháng năm 2019, Interfood đạt 151 tỷ đồng, tăng trưởng 35% so với năm trước. Điều đáng chú ý là, lợi nhuận Interfood tăng mạnh trong bối cảnh doanh thu thuần chỉ tăng khoảng 3% so với cùng kỳ.
Nguyên nhân khiến lợi nhuận tăng mạnh là do công ty vừa giảm được giá vốn, vừa giảm được các loại chi phí bán hàng, chi phí lãi vay, chi phí quản lý doanh nghiệp.
Trong 6 tháng đầu năm nay, biên lợi nhuận gộp của Interfood lên tới 43%, ngang ngửa ông lớn trong ngành F&B là Vinamilk, và cao hơn so với rất nhiều doanh nghiệp khác. Số liệu cũng cho thấy, từ năm 2015 đến nay, biên lợi nhuận gộp đã liên tục tăng, vượt xa mức xấp xỉ 20% trong giai đoạn 2012 trở về trước.
Interfood được thành lập năm 1991 với hoạt động chính ban đầu là chế biến nông sản, thủy sản thành sản phẩm đóng hộp sấy khô, ướp đông, ướp muối và ngâm dấm để xuất khẩu với vốn đầu tư ban đầu 1,14 triệu USD.
Đến năm 1994, Interfood mở rộng kinh doanh bằng cách thâm nhập vào thị trường bánh, và đến năm 2003 tiến vào thị trường nước trái cây có ga và nước trái cây có độ cồn nhẹ (5%).
Năm 2005, Interfood được sản xuất thêm các loại nước tinh khiết và chai PET.
Sang năm 2006 công ty niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán, nhưng bắt đầu từ đây, hoạt động kinh doanh Interfood bắt đầu đi xuống do khủng hoảng kinh tế.
Trong suốt giai đoạn từ 2008 đến 2015, chỉ có năm 2010 Interfood đạt lợi nhuận khoảng 7 tỷ đồng, còn các năm khác đều lỗ.
Kinh doanh khó khăn, năm 2011 Interfood được tập đoàn Kirin tham gia tái cấu trúc, với tỷ lệ sở hữu 57% vốn. Kirin sau đó đã liên tục tăng tỷ lệ sở hữu tại Interfood và đến nay sở hữu gần 96%.
Dưới sự hỗ trợ của Kirin, Interfood vẫn chịu lỗ tiếp 4 năm, phải hủy niêm yết cổ phiếu vào năm 2013 và đến cuối năm 2015 lỗ lũy kế 852 tỷ đồng.
Từ năm 2016, Interfood đã chấm dứt kinh doanh sản phẩm bánh để tập trung nguồn lực phát triển ngành kinh doanh chủ lực là nước giải khát.
Theo: Trí Thức Trẻ
TIN CŨ HƠN
- Chỉ sau 2 tháng ra mắt, Đào Chi Anh đã lặng lẽ dừng dự án gọi vốn cộng đồng 200.000 USD để gây dựng lại "The new KAfe"
- Lấy Đồ Sơn, Tam Đảo làm tên, thương hiệu nước hoa này tạo ra bởi nhà sáng lập "mù tịt" về mùi hương, được dùng trong đám cưới Hoàng tử Harry
- Câu chuyện về Jollibee: từ thương hiệu đồ ăn nhanh địa phương vươn mình ra quốc tế
- Thế lực thời trang mới tham vọng là ‘Zara của ĐNÁ’: Được rót hàng chục triệu USD, bán online, giá rẻ, đồ đẹp, mượn hàng trăm quán cà phê, phòng yoga làm nơi thử đồ cho khách
- Miniso khai trương ba cửa hàng chủ đề Marvel
- Vì sao chuỗi nhà hàng cà phê Úc Châu The Coffee Club tiếp cận thị trường cà phê Việt Nam đầy khốc liệt?
- Không phải Adidas hay Nike, thương hiệu thể thao lớn nhất thế giới này lại chưa hề quen tên với số đông người Việt, họ đang dùng chiến lược gì để chinh phục thị trường 100 triệu dân?
- Simmons - Thương hiệu nệm hàng đầu thế giới ra mắt dòng nệm hoa sen Việt Nam
- Con đường thành công của Jollibee - công ty sở hữu Highlands Coffee và Phở 24
- Ngã sáu Phù Đổng và tham vọng của Soya Garden khi thế chân Phúc Long ở vị trí đắc địa nhất Sài Gòn