Giúp bữa ăn hàng triệu gia đình thêm đậm đà, Masan và Cholimex Food thu về cả chục nghìn tỷ mỗi năm từ tương ớt, nước mắm
Cholimex tham gia vào thị trường bán lẻ từ cuối những năm 1980 và hiện là một trong những công ty dẫn đầu ngành cùng với Masan. Mảng gia vị của hai "đại gia" ngành thực phẩm này là Cholimex Food cũng như Masan Consumer đã trở nên quen thuộc với gian bếp và mâm cơm của người Việt từ tương ớt, tương cà, nước mắm, xì dầu, đến dầu hào, sa tế...
Cả 2 đơn vị này vừa khép lại năm 2021 với tỷ lệ tăng trưởng tương đối ổn định, bất chấp một năm đầy khó khăn do Covid-19.
Năm 2021, Cholimex Food đạt tổng doanh thu 2.513 tỷ đồng, đạt 100,5% kế hoạch, tăng trưởng 11% so với năm 2020. Lợi nhuận trước thuế đạt 232,5 tỷ đồng, đạt 101,1% kế hoạch, tăng trưởng 4,1% so với cùng kỳ năm trước.
Lợi nhuận sau thuế đạt gần 186 tỷ đồng, tăng khoảng 4,1%. Tương ứng EPS vào mức 22.960 đồng, đây là con số khá cao so với mặt bằng chung ngành thực phẩm (cụ thể là sauces).
Năm 2022, đơn vị này tiếp tục đặt mục tiêu doanh thu lên 3.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 250 tỷ đồng, tăng lần lượt 19,4% và 7,5% so với thực hiện năm nay.
Về phía Masan, không chỉ là đối thủ cạnh tranh, năm 2014, thương vụ Masan gửi lời chào mua công khai 49% cổ phần Cholimex Food với giá 90.000 đồng/cp - tương ứng định giá công ty ở mức 730 tỷ - từng được chú ý.
Song dù trả giá cao, Masan vẫn bị từ chối bởi những cổ đông lớn hiện hữu là Cholimex và Nichirei Food. Tại ĐHĐCĐ thường niên 2015, các cổ đông lớn này còn phủ quyết nội dung "Đề cử Masan là thành viên Hội đồng quản trị". Cuối cùng Masan Food chỉ mua được 2,66 triệu cổ phiếu, tương ứng 32,83% cổ phần của Cholimex Food và giữ nguyên cho đến nay.
Mặc dù không thâu tóm được Cholimex Food, Masan vẫn không ngừng mở rộng và đạt được kết quả kinh doanh tăng trưởng đáng kể. Riêng mảng gia vị vẫn luôn vượt trội hơn về doanh thu so với Cholimex Food.
Năm 2021, doanh thu mảng này của Masan Consumer đạt doanh thu 9.700 tỷ đồng, gấp 3,9 lần doanh thu Cholimex Food.
Quý 1/2022, Masan Consumer thăng hoa với lợi nhuận tăng trưởng phi mã lên gấp 8 lần so với cùng kỳ năm trước, doanh thu thuần hợp nhất đạt 18.189 tỷ đồng, tiếp tục là động lực tăng trưởng mạnh mẽ của Masan.
Masan Consumer dự kiến tốc độ tăng trưởng doanh thu trong Quý 2/2022 đạt 30% nhờ vào việc cho mắt các sản phẩm mới cũng như gia tăng quy mô doanh thu của các sản phẩm hiện hữu.
Năm 2022, đơn doanh thu thuần của Masan Consumer dự kiến đạt mức 34.000 tỷ đồng – 40.000 tỷ đồng, tăng 18 – 39% so với năm 2021. Động lực tăng trưởng đến từ chiến lược cao cấp hóa, tăng trưởng ở các ngành hàng cốt lõi và phát kiến mới, cùng với việc gia tăng khả năng tiếp cận khách hàng thông qua chuỗi WCM và các nhà bán lẻ thương mại hiện đại khác.
Masan hiện đang có lợi thế rất lớn về thương hiệu khi có đến 12 nhãn hiệu sản phẩm đứng vị trí số 1 của các ngành hàng tiêu dùng khác nhau. Hầu hết các loại thực phẩm mà người tiêu dùng lựa chọn để phục vụ cuộc sống hàng ngày đều là sản phẩm của Masan.
TIN CŨ HƠN
- Grove Group trở thành đối tác phát triển kinh doanh cho Swisse tại Việt Nam
- Hà Nội sẽ có thêm 3 trung tâm thương mại, 10 siêu thị và 100 cửa hàng tiện lợi
- Với quy mô đóng góp hơn 85 tỷ USD/năm, chăn nuôi là động lực lớn thúc đẩy phục hồi kinh tế hậu Covid-19 mà trọng tâm là xuất khẩu
- Sản lượng thép xây dựng Hòa Phát tháng 5 tăng 32% so với tháng trước
- Hợp tác khăng khít với Xiaomi, tại sao Digiworld chỉ phân phối một số sản phẩm Xiaomi chứ không bán đầy đủ tất cả các dòng?
- Sinh sau đẻ muộn, dựa vào đâu AVA Kids của Thế giới Di động (MWG) muốn thống trị thị trường mẹ và bé vào năm 2024?
- Ứng dụng nhà thuốc FPT Long Châu thần tốc đạt 1 triệu người dùng
- Trước sức ép của Bitis, Nike, Adidas, Giày Thượng Đình lỗ 5 năm liên tiếp, đất vàng 3,6ha trên đường Nguyễn Trãi chưa mang lại giá trị
- Vượt mặt Pharmacity, An Khang về hiệu suất, vì sao chuỗi Long Châu đươc kỳ vọng trở thành “con gà đẻ trứng vàng” cho FPT Retail trong tương lai?
- FPT Retail gánh lỗ bao nhiêu cho chuỗi Long Châu trước khi hái ‘quả ngọt’?