Hành trình khởi nghiệp thành công với thương hiệu trà sữa nhượng quyền
Nhiều người kinh doanh nhượng quyền trà sữa nhanh chóng thành công nhưng cũng không ít trường hợp sớm thất bại, buộc phải đóng cửa chỉ sau 2-3 tháng. Vậy khác biệt nằm ở đâu?
Cùng nghe chuyên gia tiết lộ hành trình khởi nghiệp thành công với thương hiệu trà sữa nhượng quyền.
Cách tiếp cận với thương hiệu
Với kinh doanh trà sữa nhượng quyền, lựa chọn được đúng thương hiệu lí tưởng tức là đã nắm trong tay 70% thành công, 30% còn lại phụ thuộc vào vị trí đặt quán và cách vận hành cửa hàng.
Tuy nhiên, đâu mới là thương hiệu nhượng quyền lí tưởng?
Khách hàng của trà sữa ngày nay quan tâm đến chất lượng đồ uống, nguồn gốc nguyên liệu, nhưng quan trọng hơn là không gian, phong cách của quán. Vì vậy, giữa hàng trăm thương hiệu trà sữa cho phép nhượng quyền, bạn có thể khảo sát vị và không gian thực tế bằng cách đến quán trực tiếp. Đồng thời, bạn nên hỏi rõ ràng nguồn gốc xuất xứ của các nguyên liệu sản xuất trà sữa.
Thêm điều cần chú ý khi có ý định kinh doanh nhượng quyền trà sữa là chính sách hỗ trợ và chi phí nhượng quyền. So sánh 2 khoản này giữa các thương hiệu để lựa chọn được thương hiệu giá tốt, cam kết hỗ trợ đại lý trong việc tối ưu quy trình và quảng bá cửa hàng.
Xác định vốn đầu tư để mở quán
Tài chính đóng vai trò then chốt trong việc kinh doanh trà sữa. Với hình thức đăng ký trà sữa nhượng quyền, bạn cần nắm chắc những khoản chi phí sẽ phải bỏ ra để chủ động chuẩn bị nguồn vốn.
Chi phí ban đầu: Chi phí mặt bằng, chi phí "setup" quán, đầu tư trang thiết bị kinh doanh, chi phí duy trì: tiền điện nước, tiền lương nhân viên, tiền thuế… Ngoài ra, bạn bắt buộc phải chi trả các khoản như: phí nhượng quyền thương hiệu, phí quản lý thương hiệu và chi phí nguyên liệu bắt buộc phải mua từ đối tác nhượng quyền. Các khoản phí phát sinh khác: chi phí cho việc đăng ký kinh doanh, các chiến dịch marketing – truyền thông…
Đặc biệt cần chuẩn bị tiền dự phòng để có thể bù lỗ cho khuyến mãi lớn dịp khai trương và duy trì hoạt động của quán cho đến khi thu hồi vốn. Số vốn ban đầu cần bỏ ra cho một quán trà sữa nhượng quyền dự kiến khoảng 1 - 2 tỉ.
Cần trang bị kiến thức gì?
Không cần theo bất kỳ khóa học pha chế đồ uống nào chính là ưu điểm của kinh doanh trà sữa nhượng quyền, công thức pha chế sẽ được chuyên gia thương hiệu bàn giao cụ thể với các đại lý.
“Set - up” quán như thế nào?
Để kinh doanh thuận lợi, “set-up” là mấu chốt giúp giảm thiểu rủi ro và giúp công việc kinh doanh đi đúng hướng, hoạt động lâu dài.
So với việc phát triển thương hiệu riêng, cần lựa chọn mô hình, xây dựng menu, bộ nhận diện thương hiệu,... việc “set-up” khi kinh doanh nhượng quyền có phần đơn giản hơn, được thực hiện qua các khâu sau:
Chọn địa điểm quán, thiết kế và thi công quán, tuyển dụng & đào tạo nhân viên, quản lý và vận hành quán và chuyển giao quy trình quản lý & vận hành.
Trong trường hợp lựa chọn được đối tác nhượng quyền tốt, bạn sẽ như “cá gặp nước’ và được hỗ trợ từ A-Z mọi công đoạn của quy trình set-up.
“Dễ thở” hơn khi trở thành đại lý nhượng quyền của Pozaa Tea
Giữa cơn sốt nhượng quyền trà sữa, Pozaa Tea với chính sách nhượng quyền cụ thể, nhiều ưu đãi đang được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn làm đại lý.
Pozaa Tea hỗ trợ đại lý từ khâu set up cửa hàng đến hoạt động quảng bá khiến việc kinh doanh thuận lợi ngay từ khi bắt đầu.
Chuyển giao quy trình vận hành tối ưu cửa hàng trà sữa, được cung cấp phần mềm quản lý bán hàng, Được hỗ trợ huấn luyện nhân viên, Hỗ trợ tư vấn thiết kế miễn phí cửa hàng, Được cung cấp hệ thống máy móc, thiết bị, vật dụng, nguyên liệu và hàng hóa chế biến sản phẩm với chất lượng chuẩn và đồng nhất, Được thụ hưởng thành quả từ chiến dịch marketing chuyên nghiệp
Tính riêng năm 2018, hơn 50 quán trà sữa Pozaa Tea nhượng quyền đã được mở ra trên khắp cả nước, ước tính thời gian thu hồi vốn chỉ sau 3-6 tháng.
Với khoảng 300 triệu, quý khách có thể bắt đầu kinh doanh và trở thành đại lý nhượng quyền của thương hiệu trà sữa Pozaa ngay hôm nay. Chi tiết về cách thức nhượng quyền tại đây.
Theo: Nhịp sống kinh tế
TIN CŨ HƠN
- Ơn giời, Muji sẽ về Việt Nam trong năm 2020!
- Lush - chuỗi cửa hàng xà bông tăng trưởng bất chấp "ác mộng" bán lẻ
- Phát triển thương hiệu: Hiểu trước, xây sau
- Bài học “thay đổi hay là chết” của Kmart: Từ vị thế ông hoàng siêu thị ở Hoa Kỳ đến kết cục đen tối dưới đế giày các đối thủ
- Chống "nhựa hóa trái đất" với những siêu thị trần trụi
- Chiến dịch “troll” đối thủ của Burger King: Biến 14.000 cửa hàng McDonald’s thành điểm đặt món giảm giá
- 27 năm trước từng bị gọi là "điên" khi đưa nhà kính về Việt Nam, nhưng người đàn ông này đã giúp Đà Lạt trở thành thủ phủ hoa của cả nước
- Haidilao – Chuỗi nhà hàng làm “điên đảo” thế giới: Mát xa và làm móng cho khách ngồi chờ, lao công làm tốt sẽ được lên quản lý!
- Tài sản vua hàng hiệu Louis Vuitton tăng 4,3 tỷ USD chỉ trong 1 ngày, bám sát nút Warren Buffett
- Ứng dụng gọi xe chưa đầy 1 năm tuổi FastGo vừa tuyên bố sốc: Sẽ tấn công thị trường Mỹ ngay trong năm nay